Cách chọn mua vớ y khoa cho từng đối tượng người bệnh

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Với mỗi tình trạng bệnh khác nhau, bạn sẽ chọn lựa được loại vớ y khoa phù hợp, hỗ trợ tích cực cho việc điều trị bệnh

Vớ y khoa là một trong những vật dụng hỗ trợ tích cực cho việc chữa bệnh liên quan đến suy giảm tĩnh mạch và lưu thông máu ở chân. Tuy nhiên, việc chọn vớ y khoa không phù hợp với tình trạng bệnh sẽ khiến cho bệnh tình không những không thuyên giảm mà còn có khả năng trầm trọng hơn.

Vậy chọn vớ y khoa thế nào tốt nhất cho từng đối tượng bênh và triệu chứng bệnh khác nhau? Cùng Websosanh tìm hiểu về cách lựa chọn vớ y khoa tốt nhất cho từng tình trạng bệnh?

Vớ y khoa loại nào tốt cho người bị suy tĩnh mạch nhẹ

Vớ y khoa cho người bị suy giảm tĩnh mạch nhẹ

Vớ y khoa cho người bị suy giảm tĩnh mạch nhẹ

Bệnh suy tĩnh mạch nhẹ có những biểu hiện thoáng qua, không rõ ràng, do đó nếu không được trang bị kiến thức thì người bệnh rất khó nhận biết mình sẽ bị bệnh. Các hiện tượng thể hiện như: nặng chân (xuất hiện khi đứng lâu), vọt bẻ về đêm, chuột rút, có cảm giác kiến bò trong cẳng chân…

Khi có những triệu chứng này, ta nên tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc các chuyên gia y tế để có biện pháp điều trị kịp thời. Mang vớ y khoa thường là giải pháp tối ưu mà các bác sỹ khuyên bệnh nhân thực hiện.

Ở giai đoạn này, thích hợp mang dòng vớ phòng ngừa, với mức áp lực vớ CcI I: 18-21mmHg hoặc CcI II: 23-32mmHg (quy định theo tiêu chuẩn Châu Âu). Đây là mức áp lực trung bình và vừa phải cho hiện tượng suy tĩnh mạch nhẹ.

Trước khi chọn mua, người bệnh phải đo kích thước size vòng chân, và theo tình trạng bệnh dùng dạng đùi hay gối, loại bít ngón hoặc hở ngón.

Tham khảo cách đo size vớ y khoa tốt nhất cho từng tình trạng bệnh

Vớ y khoa loại nào tốt cho người bị suy tĩnh mạch nặng?

Vớ y khoa cho người suy giảm tĩnh mạch nặng

Vớ y khoa cho người suy giảm tĩnh mạch nặng

Người bị suy tĩnh mạch nặng có hiện tượng phù chân (ở mắt cá hoặc bàn chân), các tĩnh mạch trương phòng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, xuất hiện các mảng bầm máu trên da.

Lúc này nên mang vớ điều trị có mức áp lực CCL3: 34-46 mmHg. Nếu bị ở khu vực gần bàn chân, mắc cá chân nên chọn vớ điều trị dạng gối bít ngón hoặc hở ngón, nếu bị qua gối thì ta nên chọn vớ đùi. Nếu bạn muốn chất liệu vớ mềm mại, thoáng khí và mỏng thì có thể tham khảo dòng vớ điều trị suy tĩnh mạch dạng gối.

Vớ y khoa loại nào tốt cho người bị tiểu đường

Vớ y khoa cho người bị tiểu đường

Vớ y khoa cho người bị tiểu đường

Người bị tiểu đường có các vết thương hở trên da rất khó lành, đặc biệt ở đôi bàn chân. Những người có bàn chân nhạy cảm hoặc muốn bảo vệ đôi chân mình khỏe mạnh hơn thì có thể sử dụng loại vớ y khoa dành cho người bị bệnh tiểu đường.

Vớ này không gây áp lực, được dệt liền mảnh, sử dụng chất liệu từ các sợi X-Static Silver hoặc sợi Crabyon. Với thành phần sợi này sẽ giúp tăng các lợi ích như chống mùi, kháng khuẩn, bám chặt vào chân, chống tĩnh điện.

Mong rằng với các thông tin trên đây bạn đã có thể mua được loại vớ y khoa tốt nhất cho bản thân và những người thân của mình

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

O.N

Tin tức về Tư vấn mua sắm

Đánh giá so sánh máy làm sữa hạt Olivo CB400

Đánh giá so sánh máy làm sữa hạt Olivo CB400

Máy làm sữa hạt Olivo CB400 đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình nhỏ từ 2 - 4 người. Cùng xem qua bài đánh giá dưới đây để hiểu rõ hơn về dòng máy này nhé!