Cách chuẩn bị mâm cúng và văn khấn Tết Hàn thực

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Tết Hàn thực là một trong những ngày Tết quan trọng của Việt Nam. Trong mâm cỗ cúng tổ tiên ngày này không thể thiếu món bánh trôi bánh chay.

Tết Hàn thực ở Việt Nam còn được gọi là Tết bánh trôi bánh chay với ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Mặc dù khởi nguồn của ngày 3/3 âm lịch hàng năm là “Tết đồ ăn lạnh” và nó xuất phát từ Trung Quốc, tuy nhiên, khi về Việt Nam thì ý nghĩa đã có một vài thay đổi.

Chuẩn bị mâm cỗ cho ngày Tết Hàn thực

Mâm cỗ cúng ngày Tết Hàn thực gồm: Hương, hoa, trầu cau và 5 hoặc 3 bát bánh trôi cùng 5 hoặc 3 bát bánh chay dâng lên bàn thờ.

Bánh trôi, bánh chay là truyền thống của người Việt, tượng trưng cho thức ăn nguội – Hàn thực. Ngoài bánh trôi và bánh chay thì người Việt còn dâng lên ông bà, tổ tiên hoa quả, bánh trái, trầu cau hoặc các loại bánh khác tùy tâm.

Cách làm bánh trôi bánh chay truyền thống

Bánh trôi bánh chay truyền thống rất đơn giản và dễ làm, người Bắc dù là các bà, các mẹ hay các bé mới lớn cũng có thể làm được.

Nguyên liệu:

– Bột xay: Loại bột này hiện có thể mua ngoài chợ

– Đường phên: Đường làm nhân bánh trôi được cắt thành những miếng vuông nhỏ.

– Đậu xanh, sữa dừa hoặc sữa tươi, sữa đặc (thêm sữa vào sẽ làm nhân thơm ngon hơn)

– Bột sắn, tinh dầu bưởi, vừng rang, dừa tươi bào sợi, đường.

Cách làm:

Bước 1: Làm nhân bánh chay.

– Đậu xanh bỏ vỏ, ngâm nước 2 tiếng cho đậu mềm rồi hấp chín bằng xửng.

– Đậu xanh chín, bạn bớt lại 1/2 dùng để rắc lên bánh chay khi ăn, phần còn lại bạn giã hoặc xay nhuyễn. Nếu ko xay thì bạn cho lên chảo chống dính, thêm nước, vừa đun, vừa dùng thìa gỗ tán nhuyễn.

– Sau khi đậu nhuyễn bạn cho một thìa canh sữa đặc vào đậu để sên cùng.

– Sên lửa nhỏ, đậu sữa hoà quyện bạn cho dừa bào sợi đã được thái nhỏ vào và trộn đều. Dừa, đậu xanh, sữa hoà quyện, vẫn còn độ ẩm là được.

Bước 2: Làm bánh trôi bánh chay

– Lăn bột thành những dải, sau đó ngắt để chia bột thành những viên to hơn đốt ngón tay cái để làm bánh trôi, viên có lượng bột gấp đôi để làm bánh chay.

– Chia bột xong bạn bắt đầu nặn bánh. Dùng ngón tay ấn dẹt miếng bột rồi cho viên đường phên vào chính giữa.

– Sau đó bọc viên đường lài sao cho không để đường phên lộ ra ngoài miếng bột là được. Xoa tròn viên bột lại là bạn đã nặn xong bánh trôi.

– Với bánh chay bạn nặn nhân đậu xanh sữa dừa bằng khổ bánh trôi, sau đó cũng ấn dẹt bột, cho nhân vào giữa và bọc kín lại. Xoa nhẹ nhàng cho bánh tròn không bị hở nhân. Sau đó ấn nhẹ cho bánh chay có độ tròn dẹt.

Bước 3: Nấu bánh trôi bánh chay

– Đun một nồi nước sôi to. Nước sôi thả bánh trôi vào luộc. Để biết bánh chín hay chưa bạn thấy bánh nổi hẳn lên bề mặt nồi tức là bánh đã chín. Dùng muôi thủng để vớt bánh.

– Khi với bánh ra bạn phải chuẩn bị sẵn một bát nước sạch và nguội để bên cạnh. vớt bánh ra là thả ngay vào bát nước nguội này để bánh giảm nhiệt co lại giữ hình và không bị nhão.

– Bánh nguội, vớt bánh ra đĩa, chắt phần nước đọng lại ở đĩa đi. Đối với bánh trôi bạn dùng đầu ngón tay chấm vào bát vừng rang rồi chấm lên bề mặt bánh. Làm như vậy đĩa bánh sẽ đẹp mắt hơn là rắc vừng thẳng lên đĩa bánh.

– Với cách làm bánh chay thì bạn cũng luộc như bánh trôi.

Bước 4: Cách làm nước chan bánh

– Một thìa bột sắn đầy, loại thìa ăn phở, bạn hoà tan với lưng bát tô nước rồi cho vào nồi bắc lên bếp và quấy. Bạn cho thêm đường phù hợp sao cho nước đừng quá ngọt.

– Nước bột sắn sôi, chuyển màu trong và bắt đầu sệt lại, một lúc bạn tắt bếp là xong. Chan nước bột sắn quấy chín vào bát bánh chay đã để sẵn. Sau đó, rắc phần đậu xanh bạn đã đồ chín lên trên. Tiếp đến là rắc vừng rang và thả một chút dừa nạo lên trên cùng là bạn đã hoàn thành bát bánh chay ngon miệng, đẹp mắt.

Văn khấn Tết Hàn thực

Theo sách Văn khấn nôm tại nhà – Tập văn cúng gia tiên do Đại đức Thích Quảng Định hiệu đính (Nxb Văn hóa thông tin phát hành) thì phải khấn thần ngoại trước, thần nội sau. Bài văn khấn gia tiên trong dịp Tết Hàn thực 3/3 như sau:

“Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần. Con kính lạy ngài bản cảnh thành hoàng, ngài bản xứ thổ địa, ngài bản gia táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ chúng con là…Ngụ tại…

Hôm nay là ngày …. (đọc ngày theo âm lịch) gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh thổ địa, ngài bản gia táo quân, ngũ phương, long mạch, tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ… (họ của gia chủ) cúi xin thương xót cho con cháu giáng về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)”.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Cuộc sống

Tổng hợp giá các loại hạt, mứt và trái cây sấy đón tết 2025

Tổng hợp giá các loại hạt, mứt và trái cây sấy đón tết 2025

Như mọi năm, dịp Tết đến xuân sang những món quà biếu Tết và dùng để tiếp đón khách ngày Tết như các loại hạt dinh dưỡng, trái cây sấy, mứt Tết, ô mai được mọi người quan tâm. Cùng tìm hiểu các sản phẩm này và mức giá của từng loại trong bài viết dưới đây.