Cách sử dụng máy đo đường huyết cho các loại máy thông dụng

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Để chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh tiểu đường, bạn cần biết cách sử dụng máy đo đường huyết chính xác với ba bước đơn giản dưới đây:

Giới thiệu cách sử dụng máy đo đường huyết 

Hiện nay, máy đo đường huyết khá phổ biến tại thị trường Việt Nam, được lựa chọn bởi nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Chính vì vậy, mẫu mã, hình dạng, nguồn gốc và thương hiệu của sản phẩm này cũng dần trở nên đa dạng và phong phú hơn.

Máy đo đường huyết được ưa chuộng bởi tính tiện lợi, độ chính xác và thiết kế thông minh. Mỗi loại máy đo đường huyết khi bán đều kèm theo hướng dẫn sử dụng tùy theo dòng sản phẩm bạn lựa chọn. Tuy nhiên vẫn có nhiều khách hàng chưa biết và nắm rõ được đầy đủ các bước thực hiện sao cho chính xác và hiệu quả nhất. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về cách sử dụng máy đo đường huyết chung ở các loại máy trên thị trường hiện nay.

 

Dùng đầu bút để lấy máu khi dùng máy đo đường huyết

Một vài lưu ý trước và trong khi sử dụng máy đo đường huyết

Máy đo đường huyết được coi là một thiết bị y tế cá nhân bao gồm máy đo chính và các dụng cụ đi kèm. Bởi vậy trước khi thực hiện thao tác, yêu cầu lớn nhất để là bạn cần đảm bảo chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ đo. Bên cạnh đó nước ấm và xà phòng cũng rất cần thiết để phục vụ quá trình rửa tay, mang lại kết quả chính xác nhất. Trong quá trình đo, bạn cần gắn que lấy vào máu vào máy đo đường huyết trước rồi mới chấm máu, lưu ý không được thực hiện ngược lại. Khi gắn que thử đường huyết vào, máy sẽ tự động bật lên và tắt đi trong vòng 3 phút. Bởi vậy quá trình thực hiện cần thao tác nhanh chóng và an toàn. Đối với người sử dụng máy cần nhịn ăn đủ 8 tiếng nên kiểm tra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy sẽ có kết quả chính xác nhất.

 

Nặn máu trong quá trình sử dụng máy đo đường huyết

Cách sử dụng máy đo đường huyết

  • Bước 1: Làm sạch tay bằng xà phòng và nước ấm

Bạn nên sử dụng xà phòng và nước ấm để có thể diệt khuẩn cũng như lưu thông máu tốt nhất. Sau khi rửa tay, bạn nên dùng khăn khô lau sạch nước để đảm bảo khi lấy máu sẽ không bị dính nước, từ đó kết quả đo sẽ không chính xác.

  • Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ lấy máu 

Vặn ngược chiều kim đồng hồ đầu bút lấy máu để đầu bút mở ra. Có loại bút chỉ cần giật mạnh là được. Tiếp đến, dùng kim lấy máu mới lắp vào bút cho đến khi kem chạm vào đáy bút. Tùy vào từng loại bút để bạn có thể điều chỉnh độ sâu đâm kim xuống da. Điều này cũng nên chú ý phần da của từng người để không gây đau và tê buốt.

  • Bước 3: Cắm que thử máu vào máy đo đường huyết

Thao tác này đòi hỏi phải thực hiện nhanh và chính xác bởi máy chỉ hoạt động tối đa trong 3 phút. Khi cắm que thử máu vào, máy sẽ tự khởi động và nhận diện. Lưu ý: cần đóng nắp hộp ngay sau khi lấy que và bạn phải chắc chắn số code màn hình hiển thị phải trùng với số code ghi trên hộp que. 

  • Bước 4: Thực hiện lấy máu

Xoa nhẹ đầu ngón tay cho máu dồn nhiều về ngón tay cần lấy máu. Áp sát đầu ngón tay lấy máu và đầu bút. Ấn nút kim và đâm nhẹ vào phần dưới da, rút kim ra ngay lập tức. Tiếp đến, dùng các ngón tay nặn máu ra từng giọt. 

  • Bước 5: Đo đường huyết bằng máy

Nếu máy tắt bạn cần khởi động lại, sau đó chạm nhẹ đầu ngón tay có máu vào khay của que thử. Khi nào máy có tín hiệu báo thì rút tay ra và chờ kết quả từ máy trong vài giây. Cần lưu ý thao tác đúng bởi nó sẽ ảnh hưởng tới kết quả.

  • Bước 6: So sánh kết quả đo với bảng tiêu chuẩn và các lần đo trước.

Các bộ phận cần chú ý khi sử dụng máy đo đường huyết

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Tư vấn mua sắm

Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!