1. Cách sử dụng máy ép chậm Panasonic
1.1. Tìm hiểu các bộ phận của máy ép chậm Panasonic
Không phải tự nhiên trong số các loại máy ép trái cây thông dụng trên thị trường, dòng máy ép Panasonic MJ L500 lại được ưa chuộng nhiều đến thế. Về mặt kích thước, loại máy này có thiết kế gọn hơn những chiếc máy khác rất nhiều, bao gồm các bộ phận như ống đẩy, ống tiếp nhiên liệu, lỗ hổng ra, lỗ ra nước, ca đựng và cốc.
Vỏ máy được làm bằng kim loại cao cấp đi kèm với phụ kiện chất lượng nên có độ bền cao, vừa hỗ trợ người dùng ép trái cây, làm kem hoa quả cực kỳ nhanh chóng, thú vị. Không những thế, máy vận hành rất tốt, mạnh mẽ với 15 phút/1 lần chạy liên tục, công suất 200W mạnh mẽ cho lượng nước ép đậm đà, giữ được trọn vẹn dưỡng chất trong nước hoa quả.
Máy ép chậm Panasonic – Bạn đồng hành thân thiết với người nội trợ.
1.2. Hướng dẫn lắp máy ép chậm Panasonic
Để lắp đặt máy ép chậm Panasonic MJ L500 đa chức năng tiện ích, bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng máy ép chậm Panasonic mà đơn vị này đã đính kèm trong hộp sản phẩm. Điều đầu tiên, bạn tiến hành lắp cối có chứa 2 ống dẫn nước và bã vào máy ép trước theo đường thẳng theo mũi tên trên thân máy. Sau đó, lắp thiết bị chổi xoay cao su vào. Tiếp tục, lắp bộ lọc vi lưới vào máy rồi đến trục xoay. Cuối cùng, bạn hoàn tất công đoạn lắp máy bằng việc lắp ống tiếp nhiên liệu theo mũi tên thẳng hàng trên thân máy rồi xoay khít theo chiều kim đồng hồ.
1.3. Cách sử dụng máy ép chậm Panasonic cơ bản
Điều đầu tiên bạn cần làm để sử dụng máy ép chậm đó là chuẩn bị thực phẩm: các loại trái cây mới rửa sạch sẽ bằng nước, để ráo nước, cắt trái cây thành miếng nhỏ sao cho vừa với ống tiếp nhiên liệu. Sau đó, tiến hành chuẩn bị máy với việc lắp đặt các bộ phận như hướng dẫn sử dụng máy ép chậm Panasonic trên.
Cuối cùng, cắm điện, bật công tắc rồi cho hoa quả đã chuẩn bị vào ống tiếp để bắt đầu ép. Lưu ý bạn chỉ nên cho máy hoạt động liên tục 15 phút/ lần rồi nghỉ ngơi 30 phút rồi mới dùng tiếp nếu không muốn máy nhanh hỏng.
Cơ chế hoạt động của máy ép chậm Panasonic.
1.4. Cách làm kem bằng máy ép chậm Panasonic
Làm thế nào để tạo ra được những ly nước ép sánh mịn, bổ dưỡng hay cốc kem tươi mát lạnh mùa hè mà không cần ra tiệm tốn tiền? Tham khảo cách làm kem bằng máy ép chậm Panasonic sau đây, bạn sẽ có thể trổ tài gái đảm tại gia rồi đấy!
Công thức 1: Kem tươi dâu mix dưa hấu
Để làm món kem đặc biệt giải nhiệt mùa hè này, bạn cần chuẩn bị 500g dưa hấu, 200g dâu tây chất lượng, rửa sạch bằng nước rồi để ráo nước. Cắt nhỏ từng miếng dưa hấu, dâu tây sao cho vừa vặn với ống dẫn tiếp nhiên liệu, sau đó bỏ vào ngăn đá tủ lạnh từ 2 – 3 giờ đồng hồ. Tiếp đó, khởi động máy ép, cho phần thực phẩm đã chuẩn bị sẵn trước vào, đợi đến khi kem chảy vào cốc để sẵn là bạn có thể thưởng thức ngay rồi.
Công thức 2: Kem que chanh mix với dưa leo
Cũng tương tự với cách làm kem tươi dâu mix dưa hấu, kem que cần tiến hành chuẩn bị nguyên liệu trái cây sạch và sơ chế cẩn thận. 2 quả dưa chuột, 2 quả chanh vắt nước cốt và 1 ít lá húng tây cắt nhỏ rồi cho vào máy ép xay nhuyễn. Nếu như hỗn hợp này đặc quá, bạn cần cho thêm một ít nước. Tiếp đó, đổ hỗn hợp máy ép chậm hoặc máy xay sinh tố công suất lớn đã xay đổ vào khuôn làm kem rồi đặt trong ngăn đá tủ lạnh, cho đến khi đông lại thì thưởng thức. Ngoài ra, tùy vào sở thích cũng như khẩu vị cá nhân, bạn có thể biến tấu, kết hợp với các loại trái cây khác để có những món kem siêu ngon nhé!
2. Lưu ý cách sử dụng máy ép chậm Panasonic
2.1. Máy ép chậm Panasonic có ép đá viên được không?
Đừng bao giờ cho đá viên vào máy ép chậm Panasonic bởi nó có thể sẽ làm hỏng máy. Bên cạnh đó, một số loại trái cây có hạt cứng như mận, đào, hồng cũng cần phải tách hạt trước khi cho vào máy ép.
2.2. Các loại thực phẩm có thể ép được
Máy ép chậm Panasonic có thể ép được đa dạng các loại rau củ quả khác nhau như dưa hấu, dứa, táo, rau cần tây, chân vịt, dưa chuột, khoai tây, cà rốt trong thời gian cực nhanh nhưng cần phải cắt nhỏ trước khi đưa đi ép. Máy không ép được mía, thịt, các loại quả chưa tách hạt cứng.
Các loại rau củ quả tách hạt, không cứng đều dùng được cho máy ép chậm.
2.3. Cắt nhỏ thực phẩm bỏ hạt khi cho vào
Đối với loại quả không ăn được vỏ, nên gọt vỏ trước khi cho vào máy, các trái cây hạt cứng cần tách hạt bỏ đi nếu không muốn máy nhanh hỏng, chập cháy. Còn với các loại trái cây ăn được cả vỏ hoặc không có hạt cứng thì chỉ cần rửa sạch, cắt nhỏ rồi ép ra là được.
2.4. Khi máy ép chậm Panasonic bị kẹt cần xử lý thế nào?
Trước hết, người dùng cần xác nhận nguyên nhân khiến cho máy ép chậm bị kẹt để chọn cách xử lý phù hợp. Trong trường hợp bị kẹt lưỡi dao do bạn cho quá nhiều trái cây vào cùng một lúc, rau củ cứng, to bè nên máy không thể hoạt động được, bạn giải quyết bằng cách cắt nhỏ nguyên liệu trước, cho vừa phải nguyên liệu vào cùng một lúc.
Đối với máy ép bị kẹt do tắc lưới lọc khiến cho nước ép không thể chảy ra vòi rót được, điều bạn cần làm đó là tháo lưới lọc ra và vệ sinh sạch sẽ, lau khổ và lắp đặt trở lại máy. Bạn cũng nên nhớ sau mỗi lần xay, vệ sinh các bộ phận máy thật sạch sẽ để máy luôn hoạt động tốt, ưu tiên ép nước rau củ theo thứ tự mềm – cứng – mềm – cứng. Đồng thời, cắt nhỏ rau hoặc trái cây có đặc tính mềm, bột trước khi ép.
2.5. Khắc phục máy ép chậm Panasonic không hoạt động
Theo cuốn cẩm nang hướng dẫn sử dụng thiết bị này, khi máy ép chậm không hoạt động hoặc chạy chậm yếu, bạn cần kiểm tra lại ổ cắm, các bộ phận của máy đã được lắp đặt chính xác, đúng khớp hay chưa. Nếu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, hãy mang máy đến các cơ sở sửa chữa uy tín để được nhân viên xác định cách sửa tối ưu.
3. Cách vệ sinh máy ép chậm Panasonic
3.1. Tháo các bộ phận của máy ép chậm
Trước khi tháo các bộ phận máy ép, bạn cần lưu ý tháo theo trình tự thích hợp: ngăn chứa bã, bình đựng bã đổ vào thùng rác rồi tháo rời chốt khóa an toàn ở hai bên thân máy. Sau đó, bạn nhấc phần nắp đậy ra khỏi máy rồi lấy hết bã xơ dính ở nắp. Tiếp tục, lấy ra bộ phận lọc rồi nhấc phễu xay ra khỏi thân máy ép.
Tháo các bộ phận ra và rửa sạch một cách cẩn thận, tỉ mỉ.
3.2. Ngâm rửa các bộ phận
Bạn ngâm các bộ phận trong nước ấm hòa với xà phòng có tính tẩy nhẹ để đánh bật các vết bẩn, dễ dàng cho công đoạn chà rửa.
3.3. Tiến hành cọ rửa
Bạn dùng miếng cọ bọt biển chà từng bộ phận của máy, lấy đi các phần bã còn sót lại. Đối với các chỗ nhỏ quá, không thể cọ được thì hãy dùng bàn chải nhỏ để lấy chúng ra thật sạch sẽ, vừa an toàn cho đôi tay bạn.
3.4. Lau khô các bộ phận
Sau khi cọ rửa xong, các phụ kiện máy sẽ được nhúng qua nước ấm rồi lau khô hoặc phơi khô cho đến khi ráo hẳn. Bạn lắp lại rồi cất đặt ở nơi thoáng mát, bảo quản tốt cho những lần sử dụng tiếp theo.
3.5. Lưu ý khi vệ sinh
Ngoài những lưu ý sắm máy ép chậm cực chuẩn cho gian bếp, bạn cũng cần bỏ túi ngay điều cần nhớ khi vệ sinh máy sau khi dùng xong. Trước hết, bạn nên vệ sinh bằng nước ấm, không để quá khô bã trái cây vì rất khó làm sạch. Tiếp theo, không nên dùng chất tẩy rửa mạnh, có tính mài mòn, cồn hay máy rửa chén để vệ sinh phụ kiện máy. Cẩn thận tuyệt đối khi rửa, kỳ cọ nhẹ tay, không ngâm phần thân máy trong nước vì chứa động cơ.
Trên đây là một số những cách sử dụng máy ép chậm Panasonic đúng chuẩn qua từng công đoạn, hi vọng các chị em nội trợ có thể giảm bớt gánh nặng việc nhà, tiết kiệm ngân sách và bảo quản đồ dùng gia dụng thật tốt.