Chế độ bảo hiểm thai sản cho người không đi làm hoặc đã nghỉ việc

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Bảo hiểm thai sản được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau trong đó bao gồm cả những người nhận con nuôi, lao động nam có vợ sinh con hoặc lao động nữ phải nghỉ dưỡng thai… Vậy bảo hiểm thai sản cho người không đi làm có được áp dụng không? Lời giải đáp sẽ có ngay dưới đây!

1. Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm có được hưởng không

1.1. Hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội nếu chồng tham gia

Cụ thể, theo khoản 2, điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2016. Ngay cả khi người vợ không tham gia, lao động nam đã đóng BHXH sẽ được hưởng những chế độ sau khi vợ sinh con:

Nghỉ phép 5 ngày làm việc nếu vợ sinh thường, 7 ngày nếu vợ phải sinh mổ hoặc sinh non dưới 32 tuần tuổi. Đối với trường hợp sinh đôi, số ngày nghỉ phép của chồng sẽ là 10 ngày, sinh ba, sinh tư sẽ tăng tương ứng 3 ngày/bé. Nếu người mẹ sinh đôi nhưng phải phẫu thuật, số ngày nghỉ của chồng sẽ tăng lên 14 ngày. Thời gian áp dụng chế độ nghỉ phép sẽ được tính trong khoảng 30 ngày kể từ khi sinh con.

Việc xét trợ cấp tiền thai sản sẽ được áp dụng khi người chồng có thời gian đóng BHXH liên tục trên 6 tháng và 12 tháng trước thời điểm sinh con. Trợ cấp một lần sẽ bằng 2 lần mức lương cơ sở. Tiền chế độ sẽ được tính bằng lương bình quân của 6 tháng trước khi nghỉ chia cho 24 ngày công rồi nhân với số lượng ngày nghỉ tương ứng. Tiền lương ở đây là mức lương khi tính BHXH.

Ví dụ, mức lương trung bình đóng BHXH của người chồng là 8 triệu đồng/tháng, người vợ sinh mổ nên cần nghỉ số ngày là 7 ngày. Vậy mức trợ cấp sẽ là (8.000.000/24)x 7 bằng 2,3 triệu đồng. Vậy là gia đình bạn vẫn được nhận trợ cấp bảo hiểm thai sản cho người không đi làm là vợ bạn, nếu chồng có tham gia BHXH theo quy định.

Bảo hiểm thai sản với lao động nam có vợ sinh conBảo hiểm thai sản với lao động nam có vợ sinh con.

1.2. Mua gói bảo hiểm thai sản tại các công ty bảo hiểm uy tín

Trong trường hợp không đi làm và không tham gia đóng BHXH, các bạn vẫn có thể lựa chọn đăng ký các gói bảo hiểm thai sản tại những công ty bảo hiểm uy tín với chi phí dao động trong khoảng 2-10 triệu đồng. Theo đó, người mẹ sẽ được các đơn vị chủ quản chi trả chi phí khám thai định kỳ, chi phí sinh nở hay các loại chi phí y tế phát sinh khác trong quá trình mang thai. Việc tham gia bảo hiểm thai sản sẽ phải được thực hiện trước thai kỳ và mức độ chi trả sẽ tùy thuộc vào gói bảo hiểm mà người mẹ tham gia. Đa phần mức chi trả tại các bệnh viện công sẽ là 100%, đối với các bệnh viện tư nhân từ 50-70% hoặc bảo lãnh viện phí trong trường hợp đơn vị cung cấp dịch vụ có liên kết với các bệnh viện đó.

1.3. Mua thai sản trọn gói tại các bệnh viện uy tín

Để đem đến những điều kiện chăm sóc tốt nhất cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ cũng như thời điểm sinh nở. Các gia đình còn có thể chọn lựa đăng ký dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói tại các bệnh viện hàng đầu như Vinmec, bệnh đa khoa Thu Cúc, đa khoa Hồng Ngọc… Tùy vào gói dịch vụ mà bạn chọn lựa, thời gian theo dõi, khám và chăm sóc sức khỏe cho người mẹ sẽ khác nhau. Hầu hết sẽ bao gồm việc khám thai định kỳ, khám lâm sàng với các bác sĩ chuyên khoa, siêu âm thai nhi 2D/3D/4D, siêu âm tầm soát dị tật, xét nghiệm máu… Mặt khác, lưu ý 20 điều mẹ cần chuẩn bị trước khi mang thai để có sự chuẩn bị vẹn trọn nhất.

Dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói tại VinmecDịch vụ thai sản và sinh con trọn gói tại Vinmec.

2. Có thể được bảo hiểm thai sản sau khi nghỉ việc không

2.1. Quy định nhận bảo hiểm thai sản khi  đã nghỉ việc

Theo quy định tại điều 34 của Luật BHXH năm 2014, đối với người được hưởng bảo hiểm thai sản thì thời gian tham gia phải từ 6 tháng trở lên và đủ 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận con nuôi. Như vậy, chỉ cần đạt được điều kiện này, bạn đã có thể nhận bảo hiểm thai sản ngay cả khi đã nghỉ việc. Trong trường hợp người lao động còn làm việc tại tổ chức chi trả thu nhập, trợ cấp bảo hiểm thai sản sẽ được thanh toán qua cơ quan đó, nếu người lao động đã nghỉ việc thì sẽ thanh toán trực tiếp với BHXH tại địa phương.

2.2. Có thể hưởng trợ cấp thất nghiệp và thai sản cùng một lúc

Nghỉ việc có được hưởng bảo hiểm thai sản? Theo Luật BHXH, người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp đã tham gia đủ 12 tháng trước khi nghỉ việc là 2 năm, đồng thời nghỉ việc phải theo đúng quy định như thông báo trước cho doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày hoặc 40 ngày (tùy theo loại hợp đồng lao động). Như vậy, nếu hoàn thiện đủ các điều kiện như trên thì bạn hoàn toàn có thể vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp và chế độ thai sản cũng một lúc.

Bạn vẫn có thể vừa nhận trợ cấp thất nghiệp và thai sảnBạn vẫn có thể vừa nhận trợ cấp thất nghiệp và thai sản.

Vừa rồi là những kiến thức liên quan tới chế độ bảo hiểm thai sản cho người không đi làm hoặc đã nghỉ việc. Trong trường hợp cả vợ hoặc chồng đều không tham gia BHXH hoặc mong muốn được trợ cấp và chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.

Tin tức về

Khi nào nên mua bảo hiểm nhân thọ, độ tuổi nào, cho ai trong gia đình?

Khi nào nên mua bảo hiểm nhân thọ, độ tuổi nào, cho ai trong gia đình?

Bảo hiểm nhân thọ có tốt không? Khi nào nên mua bảo hiểm nhân thọ thì tốt nhất? Đây là những câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm và muốn được giải đáp khi tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ. Để có được câu trả lời chính xác nhất, bạn hãy tham khảo bài viết này.
Luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô: phạm vi, giám định tổn thất và mức chi trả

Luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô: phạm vi, giám định tổn thất và mức chi trả

Theo quy định hiện hành của Nhà Nước, bất kỳ xe ô tô lưu thông trên đường đều có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xe ô tô. Việc này có thể bảo vệ quyền lợi của chính bạn khi gặp sự cố ngoài ý muốn. Vậy bảo hiểm xe ô tô là gì và luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô như thế nào? Cùng Websosanh tìm hiểu nhé!
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!