Có nên mua Lens Sigma 18-35mm f/1.8 DC HSM? (Phần 3)

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Trong phần 1 chúng tôi đã nói về thiết kế và các tính năng cơ bản của Lens Sigma 18-35mm f/1.8 DC HSM. Ở phần 2 này chúng tôi sẽ đi sâu vào đánh giá khả năng sử dụng của ống kính này trên body full-frame và hiệu suất focus của nó.

Đối với dân mê nhiếp ảnh, việc nâng cấp lens là việc tất nhiên phải làm. Bởi lẽ theo xu hướng các nhà sản xuất hiện tại, các dòng lens cao cấp phục vụ tốt nhất cho các body full-frame. Vậy đối với một lens được đánh giá là tầm trung như Sigma 18-35mm f/1.8 DC HSM thì hiệu quả sử dụng trên body cao cấp như thế nào? Thực tế thì một số ống kính DX / APS-C đã được biết đến khi làm việc khá tốt trên máy ảnh full-frame như Nikon 35mm f / 1.8G, nhưng Sigma 18-35mm f/1.8 lại không phải là một ứng cử viên tốt. Bởi lẽ phần cuối khi kéo về tiêu cự ngắn nhất khá hạn chế. Cùng xem hình ảnh khi để tiêu cự 18mm và chụp trên body Nikon D800E dưới đây:

Sigma 18-35mm f/1.8 DC HSM trên full frame

Sigma 18-35mm f/1.8 DC HSM trên full frame

Ngay khi nhận được hình ảnh, chúng tôi quyết định chuyển sang chế độ DX trên Nikon D800E khi gắn ống kính này lên nó.

Nhờ động cơ siêu thanh hoạt động nhanh chóng, focus rất nhanh và yên lặng. So với tốc độ AF giữa Sigma 18-35mm f / 1.8 và Nikon 50mm f / 1.8G cho thấy Nikon focus nhanh hơn nhưng khá ồn. Ngoài ra, vì đây là ống kính hiện đại khác với ống kính cũ là phải set chế độ lấy nét thì 18-35mm Sigma có một chế độ tập trung tích hợp, nó sẽ tự động làm việc trên các máy entry-level như Nikon D3300 và D5300.

Sigma 18-35mm f/1.8 DC HSM

Sigma 18-35mm f/1.8 DC HSM

Xét về độ chính xác khi sử dụng AF, ống này lại tỏ ra khá thất thường ở các lần thử nghiệm khác nhau. Trong hầu hết các hình ảnh focus đôi khi ống kính sẽ từ chối focus ở máy Nikon D5300 và Nikon D800E (ở chế độ DX). Và khi điều kiện ánh sáng ít lý tưởng thì cách nhấn AF- on liên tục bắt ống kính reacquire tập trung sẽ chẳng giúp được gì. Vì thế, thỉnh thoảng bạn nên mở rộng tay để test ở khoảng cách gần, buộc ống kính focus vào điểm cần lấy nét sau đó tái lập vào chủ đề cần chụp.. Bằng cách sử dụng các điểm trung tâm tập trung và sử dụng tập trung cùng kỹ thuật chỉnh lại trong các tình huống ánh sáng thấp và độ tương phản cao sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Sigma 18-35mm f/1.8 DC HSM

Sigma 18-35mm f/1.8 DC HSM

Lời khuyên: Đừng cố sử dụng Lens Sigma 18-35mm f/1.8 DC HSM trên full frame vì nó không hề hiệu quả, và bạn cũng nên nhớ rằng khả năng focus khi chuyển AF của lens này khá hạn chế. Nhưng nếu bạn cảm thấy có thể khắc phục được thì lựa chọn một lens tiện dụng giá 799$ thì ống kính này quả thực đáng chọn.

Tuyết Trương (Nguồn: Photographylife)

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!