Ở phần trước chúng ta đang nhắc tới các chất liệu và thiết kế của Lens Sigma 18-35mm f/1.8 DC HSM, trong phần này chúng ta sẽ đi sâu hơn khi sử dụng trên tay ống kính Sigma thế hệ mới.
Trong quá trình thử nghiệm, khả năng xử lý của ống kính rất tuyệt. Mặc dù nó khá cảm quan trong việc bạn có cảm thấy thoải mái với vòng lấy nét ngược của nó không? Vòng zoom sử dụng với chế độ quay ngược kim đồng hồ từ tiêu cự ngắn đến dài như ống DX của Nikon, nhưng vòng lấy nét lại xoay ngược lại. Vì vậy để di chuyển từ điểm tập trung tới điểm vô cùng bạn sẽ phải xoay vòng lấy nết ngược chiều kim đồng hồ. Ngoài sự khác biệt này thì chúng tôi không thấy bất cứ vấn đề nghiêm trọng gì trong khả năng xử lý (riêng người dùng Canon sẽ không có lý do gì từ chối lens này vì ống Canon cũng hoạt động tương tự như vậy).
Lens Sigma 18-35mm f/1.8 DC HSM
Về trọng lượng, đây quả là một vấn đề đáng lưu tâm. Bởi lẽ ống này khá nặng tới 810gram, nhưng xét về tốc độ nhanh chóng của nó, thiết kế với phần lớn chất liệu từ kim loại, sở hữu 17 thấy kính thì Sigma khó lòng có thể khiến nó nhẹ đi. Điều đó thể hiện, nó sẽ khá nặng khi bạn gắn vào máy ảnh DX nhẹ như Nikon D5300. Nhưng chiều dài của nó sẽ dễ cân bằng hơn khi lắp trên một body máy nhẹ lúc người dùng cầm trên tay.
Lens Sigma 18-35mm f/1.8 DC HSM cầm trên tay
Các vòng zoom phủ cao su mịn khiến việc lấy nét có cảm giác nhẹ nhàng, trơn tru mặc dù đôi lúc sẽ thấy có một chút gợn nhẹ. Lens Sigma 18-35mm f/1.8 DC HSM tương tự như nhiều loại lens Nikkor, có nút chuyển chức năng Auto focus sang chế độ M. Phần giữa của ống và phần trước, cùng bộ lọc là nhựa. Sigma chọn vật liệu này nhằm giảm trọng lượng của ống kính. Hood bằng nhựa cao cấp đi kèm với lens và bạn có thể lắp ngươc lại khi cất giữ lens trong túi máy ảnh. Khi lắp trên ống kính nó rất chắc chắn, an toàn, và không hề lung lay.
Ở phần sau, chúng ta sẽ nói về cảm quan khi cầm trên tay Lens Sigma 18-35mm f/1.8 DC HSM và hiệu quả focus cũng như body và chế độ phù hợp với ống kính.
Tuyết Trương (Nguồn: Photographylife)