Đánh giá khả năng chụp ảnh thiếu sáng của Sony SLT A77

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Khả năng chụp trong điều kiện thiếu sáng có vẻ không phải là thế mạnh của Sony A77

Dpreview vừa mới thêm một vài bức ảnh chụp thử nghiệm từ chiếc máy ảnh Sony SLT A77 để người dùng có thể so sánh chất lượng hình ảnh của nó với các máy ảnh khác. Sau khi kiểm tra ảnh, có thể thấy rõ ràng rằng ảnh do chiếc Sony A77 chụp có độ nhiễu cao hơn so với các máy ảnh DSLR khác, như Canon 7D, Nikon D7000 và Sony NEX-5N. Ngay cả trong chế độ Raw, bạn có thể thấy nhiễu xuất hiện ở mức ISO 200. Cảm biến 24.3MP của máy chắc chắn không giúp được gì cho hiệu suất ISO cao của máy ảnh. Một số người đã đặt ra câu hỏi: “Tại sao Sony không sử dụng các cảm biến 16MP giống như chiếc NEX-5N?”

Thật sự thì không ai cần độ phân giải cao tới mức đó. Vì dù gì máy ảnh này cũng nhằm hướng tới những người đam mê nhiếp ảnh hoặc thị trường của nhiếp ảnh gia nghiêm túc chứ không phải là thị trường chuyên nghiệp. Có thể thấy rõ rằng Sony áp dụng bộ xử lý nhiễu rất mạnh mẽ ở mức ISO 3200 và cao hơn. So sánh trong studio cho thấy có lẽ Sony đã làm hơi quá với chiếc máy ảnh này. Việc sử dụng cảm biến 24.3MP cho cảm biến APS-C là không cần thiết. Ngay cả với các máy ảnh full frame, một số nhiếp ảnh gia sẽ thích có khả năng chụp ảnh trong môi trường thiếu sáng hơn so với vệc chụp những bức ảnh có độ phân giải cao hơn.

Có khá nhiều người không hề hài lòng với hiệu suất của chiếc A77. Những người này có lẽ đã từng mong muốn sở hữu chiếc A77 nhưng sau khi xem những bức ảnh thử và kiểm tra khả năng chụp ảnh với mức ISO cao của chiếc A77 ở hai chế độ RAW và JPEG, họ không còn muốn mua chiếc máy ảnh này nữa. Những người khác nói rằng Sony NEX-5N có lợi thế hơn chiếc A77 nhờ có hơn một độ nhận sáng. Dù đó là sự thật, vẫn không thể phủ nhận thực tế rằng các máy ảnh SLR mất khoảng nửa độ nhận sáng do gương bán trong suốt. Vì vậy, khi xét cả hai tính năng trên, chiếc A77 không phải là chiếc máy ảnh có thể hoạt động tốt trong môi trường thiếu sáng, và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới doanh thu do chiếc máy ảnh này mang lại.

Nhiều người chắc chắn sẽ so sánh Sony A77 với chiếc Nikon D7000, Canon 7D và thậm chí với một số dòng máy ảnh của Olympus PEN. Chưa bao giờ một chiếc cảm biến máy ảnh nhỏ bé lại nhận được nhiều bình luận tiêu cực như vậy. Toàn bộ những đánh giá này thể hiện sự thất vọng của những người đã từng sử dụng chiếc A77. Nhiều nhiếp ảnh gia đã đặt kỳ vọng quá cao vào chiếc máy ảnh này và chính vì quá thất vọng mà những nhiếp ảnh gia này buộc phải thể hiện ý kiến của họ.

chụp ISO 12800 của Sony A77 và Pentax K-5

chụp ISO 12800 của Sony A77 và Pentax K-5

chụp ISO 6400 và 12800 của Sony A77 và A77 II

chụp ISO 6400 và 12800 của Sony A77 và A77 II

so sánh chụp thiếu sáng giữa Sony A77 và Canon 70D

so sánh chụp thiếu sáng giữa Sony A77 và Canon 70D

So sánh A77, 5D II và NEX 5N

So sánh A77, 5D II và NEX 5N

Tuy nhiên, cảm biến của chiếc A77 vẫn có những mặt tốt. Chiếc Sony A77 chắc chắn có thể chụp được ảnh có chi tiết hơn và màu sắc của ảnh rất tuyệt vời. Dù A77 không có được khả năng chụp ảnh thiếu sáng của chiếc N5, nó vẫn là chiếc máy ảnh thú vị với nhiều tính năng cao cấp như: tốc độ tự động lấy nét rất nhanh khi chụp ảnh chùm và quay phim, tốc độ chụp liên tiếp tốt, kính ngắm điện tử dã được nâng cấp…

Hồng Ngọc

Theo Cameradebate

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.