Đánh giá máy ảnh Canon EOS Rebel SL1 (EOS 100D): máy ảnh DSLR sơ cấp giá phải chăng

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Là mẫu máy ảnh DSLR sơ cấp gọn nhẹ, khả năng chụp ảnh và quay phim hiệu quả cùng với mức giá rất hợp túi tiền cho những nhiếp ảnh gia đang làm quen với dòng máy ảnh DSLR, chiếc Canon EOS Rebel SL1 (EOS 100D) có thể so sánh cả với dòng máy ảnh không gương lật hiện nay

Thông tin cơ bản của Canon SL1

Tên máy ảnh: Canon EOS Rebel SL1 (EOS 100D)

Độ phân giải cảm biến: 18.0MP

Kích thước cảm biến: APS-C (22.3mm x 14.9mm)

Ống kính: 3.06x zoom 18-55mm (29-88mm eq.)

Kính ngắm: kính ngắm quang học/màn hình LCD

Độ phơi sáng cơ bản: 100 – 12,800

Độ phơi sáng mở rộng: 100 – 25,600

Tốc độ màn trập: 1/4000 – 30 giây

Khẩu độ: 3.5mm (ống kính đi kèm)

Kích thước: 117 x 91 x 69 mm

Khối lượng: 623g bao gồm ống kính

Giá: 9.4 triệu

Thiết kế của Canon SL1

Mặc dù khá nhỏ và gọn, vẻ ngoài của chiếc SL1 vẫn rất giống các mẫu máy ảnh khác cùng dòng DSLR của Canon. Chính vì thế mà chiếc máy ảnh này khá quen thuộc và dễ sử dụng, ngay cả đối với những nhiếp ảnh gia có đôi bàn tay to.

Tuy có kích thước nhỏ hơn so với những mẫu máy ảnh DSLR cùng hãng như chiếc T5i/T4i, phần tay cầm lại nằm khá gọn gàng và vừa vặn vào tay người dùng và nút đóng màn trập khá lớn để người dùng có thể thoải mái hơn khi chụp ảnh. Chiếc SL1 vẫn sử dụng màn hình LCD 3 inch có hỗ trợ cảm ứng giống như chiếc T5i/T4i, nhưng màn hình lại cố định vào lưng máy thay vì có thiết kế lật – xoay để tăng tính linh hoạt cho người dùng.

Cảm biến và hiệu suất của Canon SL1

Giống với mẫu T5i, chiếc Rebel SL1 được trang bị với cảm biến CMOS kích thước APS-C với độ phân giải 18MP. Tầm nhạy sáng của chiếc SL1 là từ ISO 100 – 12,800 (có thể mở rộng lên mức ISO 25,600 với chế độ H).

Chiếc SL1 đi kèm với bộ xử lý DIGIC 5 nhưng chỉ có thể chụp burst với tốc độ là 4 fps trong chế độ chụp liên tiếp, thấp hơn tốc độ 5 fps của chiếc T5i/T4i trước đó. Tuy nhiên, tốc độ 4 fps là khá bình thường đối với một chiếc máy ảnh DSLR sơ cấp. Về tốc độ hoạt động tổng thể, chiếc SL1 khá nhanh, một phần nhờ vào hệ thống tự động lấy nét 9 điểm, nhưng chỉ có điểm trung tâm là loại điểm lấy nét cross-type.

Khả năng lấy nét của Canon SL1

Mặc dù hệ thống lấy nét nhỏ hơn so với chiếc T5i, hệ thống tự động lấy nét Hybrid CMOS AF II của chiếc SL1 có vùng lấy nét chiếm tới khoảng 80% chiều dài và chiều rộng của màn hình Live View. Đây là một điểm khác biệt lớn so với diện tích vùng lấy nét của chiếc T5i/T4i vì vùng lấy nét của hai máy này chỉ chiếm 38% chiều rộng và 26% chiều cao của màn hình Live View.

Chính nhờ sự khác biệt này mà máy có thể lấy nét Live View và lấy nét khi quay phim tốt hơn, đặc biệt là khi vật đang được chụp hay được quay không nằm ở trung tâm của màn hình, đồng thời giúp người nhiếp ảnh gia có thể linh hoạt hơn khi bố trí bố cục của ảnh.

Ống kính đi kèm của Canon SL1

Giống như những mẫu máy ảnh DSLR APS-C khác của hãng Canon, chiếc SL1 sử dụng ngàm gắn ống kính EF và có thể tương thích với các ống kính loại EF-S. ống kính đi kèm với chiếc SL1 là ống kính Canon EF-S 18-55mm f/3.5-5.6 IS STM có khả năng lấy nét nhanh và khá yên lặng, hình ảnh cũng khá sắc nét.

Ống kính này được thiết kế để hoạt động tối ưu với hệ thống tự động lấy nét Canon Hybrid CMOS AF II của chiếc SL1. Ống kính này kết hợp với máy rất hiệu quả, đặc biệt là khi quay video và giảm tối thiểu tiếng của motor lấy nét tạo ra để bạn có thể quay video HD mà không sợ tiếng ồn từ máy phát ra bị thu âm lại. Ống kính này cung đi kèm với khả năng chống rung hình ảnh 4 stop.

Kính ngắm – Màn hình của Canon SL1

Kính ngắm của chiếc SL1 giống nhưng không phải là bản sao hoàn toàn của kính ngắm trên chiếc T5i. Kính ngắm của chiếc SL1 sử dụng gương ngũ giác với màn hình lấy nét cố định chứ không phải là kính ngắm lăng kính ngũ giác sáng hơn như chiếc T5i hay nhiều mẫu máy ảnh DSLR cao cấp khác. Tầm ngắm bao phủ của kính ngắm là 95% với độ phóng đại hình ảnh là 0.87x, cao hơn mẫu tiền nhiệm là 0.85%. Điểm đặt mắt ngắm là 19mm.

Màn hình LCD của chiếc SL1 có kích thước là 3 inch với độ phân giải 720 x 480 pixel (xấp xỉ 1,040,000 điểm ảnh) và có tỉ lệ là 3:2. Màn hình này giống với màn hình của tất cả các mẫu máy ảnh DSLR thuộc dòng Rebel từ T2i cho tới T5i. Màn hình của chiếc SL1 có tấm panel màn hình Clear View II loại bỏ phần không khí giữa phần tính thể lỏng và kính bảo vệ để giảm thiểu tối đa hiện tượng lóa sáng.

Màn hình của chiếc SL1 có hỗ trợ cảm ứng điện dung để người dùng có thể dễ dàng chọn điểm lấy nét trên ảnh bằng cách chạm vào điểm đó.

Đèn flash của Canon SL1

Mặc dù có kích thước nhỏ gọn, chiếc Canon SL1 vẫn có một đèn flash pop-up đi kèm. Tầm hoạt động của đèn flash này hơi yếu hơn so với máy tiền nhiệm, chỉ vào khoảng 9.4m với mức ISO 100. Các mẫu Rebel lớn hơn có flash với tầm hoạt động trung bình là khoảng 13m.

Ngoài đèn flash đi kèm, chiếc SL1 còn có một khe cắm flash ngoài thông minh tương thích với dòng đèn flash EX-series Speedlites và hệ thống đo sáng E-TTL II của Canon. Cả hai đều hỗ trợ điều khiển từ xa qua hồng ngoại và sóng radio nếu có đúng phụ kiện.

Khả năng quay video của Canon SL1

Chiếc SL1 có thể quay video với độ phân giải tối đa là full-HD (1,920 x 1,080 pixel) với framerate là 30, 25 hoặc 24 fps. Hai mức độ phân giải thấp hơn là HD (1,280 x 720 pixel) với framerate 60 / 50 fps và VGA (640 x 480 pixel) với framerate 30 / 25 fps.

Hệ thống lấy nét khi quay video là hệ thống lấy nét theo pha, và người dùng có thể chọn lấy nét tự động hoặc lấy nét thủ công (cả khả năng chỉnh độ phơi sáng cũng tương tự).

Khả năng kết nối – Pin của Canon SL1

Ngoài khe cắm flash ngoài, chiếc SL1 còn có một jack cắm mic ngoài, một cổng tiếp nhận điều khiển hồng ngoại, một jack cắm điều khiển có dây, một cổng USB 2.0 High-Speed kiêm cổng sạc và một cổng Mini HDMI Type C. Trong khoang chứa pin còn có một khe cắm thẻ nhớ hỗ trợ thẻ nhớ SD loại SDHC, SDXC và cả loại thẻ tốc độ cao UHS-I. Người dùng cũng có thể kết nối với Wi-Fi nếu sử dụng thẻ SD Eye-Fi.

Không ngạc nhiên gì khi chiếc SL1 sử dụng bộ pin LP-E12 nhỏ hơn với thời lượng pin là 380 lần chụp, thấp hơn 14% so với thời lượng pin của chiếc T5i.

Kết luận

Là một chiếc máy ảnh nhỏ – gọn – nhẹ nhưng lại rất linh hoạt và hữu dụng, chiếc Canon Rebel SL1 là một đối thủ khá lớn đại diện cho dòng máy ảnh DSLR để cạnh tranh với những mẫu máy ảnh không gương lật cùng mức giá hiện nay. Với mức giá chưa đến 10 triệu, chiếc máy ảnh này sẽ là một khoản đầu tư khởi đầu khá tốt cho những nhiếp ảnh gia mới vào nghề hoặc đang làm quen với dòng máy ảnh DSLR chuyên nghiệp.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.