Đánh giá máy ảnh Canon PowerShot A4000 IS (phần 2)

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Ở phần 1 chúng tôi đã giới thiệu khái quát về chiếc Canon PowerShot A4000 IS và chúng tôi sẽ phân tích sâu về 3 phương diện: chất lượng hình ảnh, hiệu suất hoạt động và thiết kế của chiếc máy ảnh này

Chất lượng hình ảnh

Chất lượng hình ảnh của Canon PowerShot A4000 IS không ổn định.

Chất lượng ảnh chụp ngoài trời cực tốt (so với các máy ảnh giá rẻ khác). Màu sắc rất chân thực và độ sắc nét cực cao (ít nhất là khi bạn nhìn lần đầu tiên, sau đó thì…mọi thứ có thể không như ấn tượng ban đầu nữa).

Tuy nhiên, ảnh chụp trong nhà lại không ổn. Vấn đề lớn nhất của chiếc máy ảnh này là hệ thống lấy nét của nó hoạt động không chuẩn xác ở điều kiện thiếu sáng. Bạn có thể cải thiện tình trạng một chút bằng cách nhấn nửa nút màn chập để lấy nét trước khi chụp nhưng dù vậy chất lượng ảnh chụp trong nhà cũng chỉ đạt chất lượng trung bình nên ảnh sẽ không đẹp như bạn mong muốn.

Một vấn đề của chiếc A4000 này chính là ảnh bị mờ do rung máy. Vấn đề này càng xảy ra nhiều khi bạn chụp ảnh trong nhà mà không sử dụng đèn flash.

Tuy nhiên, PowerShot A4000 IS cũng “vớt” lại đươc chất lượng hình ảnh với các bức ảnh chụp có flash. Dù đèn flash bên trong máy khá nhỏ nhưng lại hoạt động khá tốt và hệ thống lấy nét của máy cũng làm việc tốt hơn khi bạn sử dụng đèn flash.

Khả năng lấy nét tổng thể của chiếc A4000 hơi kém. Tuy ảnh chỉ mất chất lượng khi bạn in ảnh thành bản lớn, nhưng số lượng ảnh có độ nét cao mà bạn có thể chụp được với chiếc A4000 vẫn rất ít.

Hiệu suất hoạt động

A4000 sở hữu ống kính zoom quang học chỉ 8X và tốc độ di chuyển của ống kính không ấn tượng cho lắm. Mặt trên của máy có vòng chỉnh zoom, nút nguồn và nút đóng màn trập, các nút được bố trí khá tách biệt nên bạn có thể dễ dàng tìm đúng nút.

Thời gian đáp ứng của máy khi chụp trong nhà chỉ ở mức trung bình, thậm chí dưới trung bình bởi vì hệ thống lấy nét chậm nên xuất hiện lag màn chập. Thời gian delay giữa 2 lần chụp cũng lâu hơn.

Khi chụp ngoài trời, thời gian đáp ứng của chiếc A4000 này cũng không “khá khẩm” hơn bao nhiêu. Bạn sẽ bị lỡ mất một vài tấm hình chụp liên tiếp của các vật chuyển động nhanh khi dùng chiếc máy ảnh này, nguyên nhân là do lag màn chập.

PowerShot A4000 khởi động khá nhanh, đây là một tính năng tuyệt vời, nó khá hiếm đối với các máy ảnh sơ cấp. Khi bạn nhấn nút nguồn, chưa đến 1 giây sau là bạn đã có thể chụp shot hình đầu tiên rồi.

Với chiếc máy ảnh này, bạn không thể chụp với tỉ lệ khung hình nào khác ngoài tỉ lệ 4:3 tiêu chuẩn và máy cũng chỉ có 5 cài đặt độ phân giải mặc định là 16 MP, 8 MP, 2 MP, 0.3 MP và 12 MP màn hình rộng.

Bạn có thể dùng hệ thống điều khiển bằng tay khi bạn chụp ở chế độ Program nhưng chỉ giới hạn ở ISO, Cân bằng trắng và phơi sáng. Bạn đừng kì vọng có thể điều chỉnh quá nhiều những cài đặt này nhưng dẫu sao chúng cũng khá hữu ích trong một số trường hợp.

Ngoài ra, Canon đã trang bị cho chiếc A4000 một vài hiệu ứng đặc biệt thú vị, ví dụ như hiệu ứng fisheye, miniature, toy camera, monochrome, vivid, và poster. Với lượng hiệu ứng đa dạng như vậy, bạn có thể mở rộng menu để tìm thêm các tùy chọn khác như sepia (nâu đen) hoặc blue tint (ngả xanh). chức năng “live” của Canon là một tùy chọn khác của chiếc máy ảnh này, bạn sử dụng thanh trượt để điều chỉnh ảnh (một chút) khi chụp, ví dụ bạn có thể thay đổi màu trung tính hoặc sặc sỡ, màu nóng hoặc màu lạnh.

Thiết kế

Vấn đề lớn nhất trong thiết kế của chiếc A4000 này chính là nút điều khiển 4 hướng nằm ở phía sau máy mà bạn dùng để điều chỉnh menu. Nó quá nhỏ và không “trồi” lên khỏi thân máy nên nó khá khó dùng. Thật không may, bạn phải sử dụng nút này để chọn các cài đặt của máy bởi vì chiếc PowerShot A4000 IS này không có nút xoay điều chỉnh. Một số menu cũng khó sử dụng cộng thêm việc máy không có nút xoay sẽ càng làm bạn khó chịu.

Màn hình LCD có kích thước 3 inch hoàn hảo và Canon PowerShot A4000 IS có 5 mức độ chỉnh sáng màn hình. Chiếc máy ảnh này được thiết kế dành cho những người mới, vậy nên bạn có thể thấy rõ các chỉ dẫn và chú thích hiển thị trên màn hình. Bạn thậm chí còn có thể xem được các lời khuyên chụp ảnh trong các trường hợp khó, đây thực sự là một tính năng tuyệt vời.

Canon PowerShot A4000 IS sở hữu pin rời, đây là điều khá hiếm đối với một chiếc máy ảnh giá rẻ như thế này. Các hãng sản xuất máy ảnh giá rẻ thường cố gắng tiết kiệm chi phí bằng cách buộc người dùng phải sạc pin ở bên trong máy. Đây lại là một tính năng “đáng yêu” của chiếc máy ảnh này.

Chiếc A4000 IS này chỉ dày không đến 1 inch và ống kính có thể hoàn toàn thu gọn khi bạn không sử dụng đến máy, vậy nên bạn dễ dàng bỏ chiếc máy ảnh này vào túi. Tuy nhiên, khi bạn chụp với ống kính mở rộng, ảnh sẽ bị bóng từ ống kính nếu bạn chụp có flash. Bạn cần “sáng tạo” ra một vài góc chụp lạ thì mới có thể tránh khỏi hiện tượng này.

Hồng Ngọc

Tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Đánh giá máy ảnh Canon PowerShot A4000 IS (phần 1)

Đánh giá máy ảnh Canon PowerShot A4000 IS (phần 1)

Canon PowerShot A4000 IS là chiếc máy ảnh lý tưởng cho các "lính mới" vì nó dễ sử dụng, có nhiều hiệu ứng thú vị và đầy đủ chỉ dẫn và hướng dẫn cho người chụp. Ở phần 1 này, chúng tôi giới thiệu khái quát về các thông số kỹ thuật và ưu - nhược điểm của chiếc A4000 này

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!