Đánh giá máy ảnh chuyên nghiệp Nikon D4S

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Nặng, đắt và có vẻ thiếu hụt tính sáng tạo trong thiết kế song Nikon D4S vẫn được giới công nghệ đánh giá là một trong các model DSLR hoàn hảo nhất hiện nay.

Nặng, đắt và có vẻ thiếu hụt tính sáng tạo song Nikon D4S vẫn là một trong các model DSLR hoàn hảo nhất hiện nay. Lý do là bởi Nikon đã tập trung vào yếu tố quan trọng nhất: chất lượng ảnh.

Các dòng DSLR chuyên nghiệp luôn là các sản phẩm “đỉnh” nhất của các nhà sản xuất máy ảnh. Chúng cần phải bền bỉ, hoạt động với tốc độ cao và chụp chính xác nhằm phục vụ cho yêu cầu của các lĩnh vực chụp ảnh thể thao, sự kiện hay chụp thiên nhiên hoang dã.

Do tất cả các lĩnh vực này đều đòi hỏi máy ảnh phải có thông số rất cao, các model máy ảnh chuyên nghiệp thường nhanh chóng bị các model mới hơn hoặc các model cạnh tranh vượt mặt chỉ một thời gian ngắn sau khi ra mắt. Thế hệ Nikon D4 đầu tiên là “nạn nhân” của sự thật tất yếu này. Ra mắt vào năm 2012, D4 đã nhận được đánh giá rất cao từ giới hâm mộ. Song, các đối thủ cạnh tranh đã nhanh chóng tung ra các model có thông số “khủng” bằng hoặc hơn để cạnh tranh với D4.

Bởi vậy, Nikon đã lựa chọn các tính năng tốt nhất trên D4 để làm cơ sở tạo ra chiếc D4S. Các thay đổi từ D4 lên D4S tuy nhỏ nhưng cũng rất quan trọng: Nikon đã cải thiện vi xử lý hình ảnh, tốc độ chụp, tốc độ tự động lấy nét và thay đổi thiết kế của máy để tạo ra trải nghiệm sử dụng dễ dàng, tiện dụng hơn. Những đánh giá của Trusted Reviews sẽ giúp bạn có những hình dung rõ hơn về chiếc máy ảnh Nikon D4S này.

Thiết kế

Nặng, đắt và có vẻ thiếu hụt tính sáng tạo song Nikon D4S vẫn là một trong các model DSLR hoàn hảo nhất hiện nay. Lý do là bởi Nikon đã tập trung vào yếu tố quan trọng nhất: chất lượng ảnh.

Khi thoạt nhìn, bạn sẽ có cảm giác D4 và D4S là 2 sản phẩm có thiết kế giống hệt nhau. Khi nhìn kỹ hơn, bạn sẽ nhận ra rằng D4S mang một số cải tiến nhỏ nhưng đáng giá so với người tiền nhiệm.

Ví dụ, góc độ của phần gờ cầm tay đã được thay đổi giúp người dùng có thể cầm chiếc máy ảnh nặng tới 1.350 gram này dễ dàng hơn, đặc biệt là khi phải đeo găng tay trong trời lạnh. Các nút bấm cũng được thay đổi rất nhỏ, ví dụ như cần điều khiển joystick ở phía bên phải giờ đã có vân bề mặt thay cho bề mặt hình tròn lõm.

Do là model DSLR số 1 của nik, thân của D4S cũng được làm từ chất liệu ma-giê cao cấp và được trang bị các lớp bảo vệ chống thời tiết và điều kiện sử dụng khắc nghiệt.

Trong khi số lượng các nút bấm phía sau vẫn khá nhiều và trông có vẻ hơi rối, D4S mang tới một trải nghiệm sử dụng rất dễ dàng. Tất cả các tính năng chính đều có nút/bánh xe điều khiển riêng. Màn hình LCD sẽ hiển thị tất cả các tùy chọn đang sử dụng để bạn có thể dễ dàng theo dõi và thay đổi khi cần thiết.

Nặng, đắt và có vẻ thiếu hụt tính sáng tạo song Nikon D4S vẫn là một trong các model DSLR hoàn hảo nhất hiện nay. Lý do là bởi Nikon đã tập trung vào yếu tố quan trọng nhất: chất lượng ảnh.

Song, trải nghiệm sử dụng dễ dàng không đồng nghĩa với “đơn giản”. Menu tùy chỉnh của D4S có quá nhiều tính năng có thể tùy biến. Chắc chắn, tất cả những người dùng chuyên nghiệp sẽ thay đổi các tùy chỉnh tự động lấy nét mỗi lần sử dụng.

Ống ngắm (viewfinder) của D4S vẫn được giữ nguyên từ D4: mức phóng đại 0.70x và trường nhìn 100%. Ống ngắm này đủ lớn để bạn có thể lựa chọn khung hình và cũng đủ sáng để bạn thực hiện lấy nét bằng tay. Ống ngắm của D4S cũng có biểu tượng lấy nét ở phía dưới cùng của khung hình.

Khi chụp phơi sáng lâu, D4S có thể đóng một cửa trập đặc biệt nhằm tránh ánh sáng từ viewfinder đi vào cảm biến. Cũng giống như ống ngắm, màn hình LCD độ lớn 3,2 inch độ phân giải 921.000 chấm cũng được giữ nguyên từ D4. Song, Nikon đã thực hiện một số tùy chỉnh về độ sáng, và người dùng cũng có thể tự căn chỉnh màu sắc cho màn hình này.

Các tính năng trên Nikon D4S

Nặng, đắt và có vẻ thiếu hụt tính sáng tạo song Nikon D4S vẫn là một trong các model DSLR hoàn hảo nhất hiện nay. Lý do là bởi Nikon đã tập trung vào yếu tố quan trọng nhất: chất lượng ảnh.

Tốc độ là yếu tố quan trọng nhất trên các dòng DSLR chuyên nghiệp. Tốc độ chụp tối đa của Nikon D4S đã được tăng 1 khung hình/giây so với người tiền nhiệm: 11 khung hình/giây khi đo sáng hoặc tự động lấy nét. Tuy vậy, Nikon D4S vẫn chậm hơn 1D X của Canon 1 khung hình/giây.

Tốc độ xử lý được cải thiện giúp cho Nikon D4S có thể chụp liên tiếp tới 200 bức ảnh JPEG cỡ lớn và 104 bức ảnh RAW 14-bit không nén trên thẻ nhớ XQD.

Hệ thống lấy nét tự động (AF) Advanced Multi-CAM 3500FX rất nhanh và chính xác trên Nikon D4S được giữ nguyên từ 4D. Hệ thống 3500FX có 51 điểm lấy nét tự động và cũng hỗ trợ cả tính năng 3D Tracking. Nikon D4S cũng hỗ trợ cả tính năng lấy nét tự động theo nhóm AF Group.

Điểm đáng tiếc là Nikon D4S không được tích hợp sẵn kết nối Wi-Fi mà phải sử dụng phụ kiện WT-5 của Nikon. Với đầu phát sóng không dây WT-5, bạn có thể nhấn cò trên nhiều máy ảnh Nikon cùng lúc. Đồng thời, Nikon D4S cũng hỗ trợ cổng mạng Ethernet 1000 Base-T.

Tính năng quay video của chiếc DSLR chuyên nghiệp này đã được cải thiện rất nhiều: D4S có thể quay video Full HD 1920 x 1080 pixel ở tốc độ 60/50 khung hình/giây, thay vì 24/25/30 khung hình/giây như chiếc D4 cũ.

Nặng, đắt và có vẻ thiếu hụt tính sáng tạo song Nikon D4S vẫn là một trong các model DSLR hoàn hảo nhất hiện nay. Lý do là bởi Nikon đã tập trung vào yếu tố quan trọng nhất: chất lượng ảnh.

Cũng giống như sản phẩm tiền nhiệm, Nikon D4S có cổng microphone kênh đôi với tùy chọn thay đổi độ nhạy. Trên thế hệ mới, bạn có thể thay đổi độ nhạy của micro ngay trong lúc đang quay video. Bạn cũng có thể phát tín hiệu video không nén qua cổng HDMI đến một thiết bị thu khác trong khi vẫn lưu video đang quay lên thẻ nhớ của Nikon D4S.

Các tính năng khác của Nikon D4S bao gồm tính năng chụp ảnh định kỳ hẹn giờ và đếm ngược thời gian. Pin EN-EL18a của chiếc DSLR chuyên nghiệp này có thể chụp 3.020 bức ảnh, cao hơn D4 (sử dụng pin EN-EL14, tối đa 2.600 tấm) tới 400 tấm.

Cuối cùng, cảm biến trên Nikon D4S là loại CMOS full-frame (36 x 23,9mm) độ phân giải 16,2MP. Vi xử lý hình ảnh trên máy là Expeed 4, nhanh hơn 30% so với thế hệ tiền nhiệm. Chính Expeed 4 là cải tiến giúp cho Nikon D4S có thể chụp ảnh nhanh hơn, xử lý ảnh mất ít thời gian hơn và tăng cường chất lượng tín hiệu hình ảnh.

Nikon D4S hỗ trợ ISO từ 100 – 25.600 thay vì ISO 100 – 12.800 như D4. Chế độ mở rộng Hi4 cho phép Nikon D4S hỗ trợ ISO tối đa lên tới 408.600.

Hiệu năng sử dụng

Trước khi ra mắt, người hâm mộ đã hy vọng rất nhiều về hệ thống lấy nét tự động trên D4S, và nhìn chung sản phẩm tuyệt đỉnh này sẽ không khiến bạn phải thất vọng.

Khi bật tính năng 3D Tracking (theo dõi 3D) và chụp vật thể chuyển động trong chế độ AF liên tục, các biên tập viên của Trusted Reviews đã có thể đạt tới tốc độ tối đa 11 khung hình/giây và không bị out nét trên bất kì tấm hình nào. Ngoài ra, viewfinder của D4S cũng sẽ hiển thị điểm lấy nét mỗi lần máy thực hiện thay đổi điểm AF trên hệ thống 51 điểm.

Nikon cũng cung cấp một số tùy chỉnh khác rất hữu dụng, ví dụ như tính năng Group Optimised AF (Lấy nét theo nhóm). Trong chế độ này, D4S sẽ thay đổi giữa 5 điểm lấy nét chọn trước khi chụp, đặc biệt hữu dụng trong trường hợp mẫu vật của mình không thay đổi vị trí trên khung hình.

Hệ thống đo sáng 91k-pixel RGB có thể hoạt động tốt trong rất nhiều các cảnh vật khác nhau: từ buổi bình minh tại trung tâm thành phố, một buổi chiều nắng gắt tại công viên hay một ngày nhiều mây tại trường đua. Trong phần lớn các thử nghiệm của Trusted Review, D4S gần như luôn dự đoán chính xác mức phơi sáng mà các biên tập viên cần sử dụng.

Nặng, đắt và có vẻ thiếu hụt tính sáng tạo song Nikon D4S vẫn là một trong các model DSLR hoàn hảo nhất hiện nay. Lý do là bởi Nikon đã tập trung vào yếu tố quan trọng nhất: chất lượng ảnh.

Các bức ảnh chụp trong khung cảnh có độ sáng thấp với mẫu vật chuyển động cũng sẽ có độ sáng rất tốt, giữ lại rất nhiều chi tiết trên phần chính của bức ảnh. Trong các bức ảnh chụp khung cảnh thành phố, độ sáng của vùng sáng đạt gần tới mức gây nhiễu clipping, giúp cho bầu trời vẫn giữ lại được nhiều chi tiết còn foreground (tiền cảnh, phần chủ đề chính của bức ảnh) thì giữ lại được chi tiết vùng tối khá biểu cảm.

Sự cân bằng rất tốt giữa vùng sáng và vùng tối trên ảnh chụp của D4S được hỗ trợ rất tốt bởi khả năng xử lý tông màu JPEG khá ấn tượng khi sử dụng chế độ mặc định. Tính năng Active D-Lighting sẽ giúp cải thiện độ sáng của vùng tối mà không gây ra nhiễu hình.

Chất lượng ảnh chụp

Đối tượng chính của D4S sẽ là các nhà báo thời sự, thể thao, những người cần thu lại được đúng khoảnh khắc vàng, không bị out nét nhằm sử dụng trên mặt báo. Do các bức ảnh này sẽ không được in ra khổ lớn, độ phân giải 16,2MP của D4S sẽ cho phép họ có thể thoải mái crop (cắt) hình và tùy chỉnh để in ra kích cỡ thích hợp.

Nặng, đắt và có vẻ thiếu hụt tính sáng tạo song Nikon D4S vẫn là một trong các model DSLR hoàn hảo nhất hiện nay. Lý do là bởi Nikon đã tập trung vào yếu tố quan trọng nhất: chất lượng ảnh.

Ảnh chụp chất lượng cao ở ISO 3200 của D4S

Nặng, đắt và có vẻ thiếu hụt tính sáng tạo song Nikon D4S vẫn là một trong các model DSLR hoàn hảo nhất hiện nay. Lý do là bởi Nikon đã tập trung vào yếu tố quan trọng nhất: chất lượng ảnh.

Ảnh chụp ở ISO 12800 bị nhiễu khá rõ, song ở mức ISO này chất lượng ảnh của D4S vẫn là rất ấn tượng.

D4S cũng cho chất lượng ảnh chụp cao trong điều kiện thiếu sáng. Các photosite có kích cỡ lớn giúp cho mẫu DSLR chuyên nghiệp này có thể thu lại được nhiều ánh sáng trong điều kiện hạn chế. Ở các mức ISO cao vốn có thể khiến các dòng DSLR “gục ngã”, D4S có thể tạo ra ảnh chụp chất lượng tốt/vừa phải với rất ít nhiễu.

Phần lớn các bức ảnh ở ISO 3200 và 6400 đều có chất lượng đủ dùng, giúp ích rất nhiều cho các nhà nhiếp ảnh thể thao. Ở ISO 12800, D4S cho chất lượng chi tiết gần bằng ISO 100! Thực tế, ảnh chụp ở ISO này chỉ bị mất chi tiết do các nhiễu sáng. Có lẽ, người dùng sẽ không cần dùng tới mức ISO quá cao này trong phần lớn các trường hợp sử dụng.

Khả năng cân bằng trắng tự động của D4S cũng khá tốt. Nikon cũng cung cấp tùy chọn giữ lại hoặc loại bỏ các màu sắc quá ấm áp do đèn điện gây ra. D4S được cung cấp 6 chế độ cân bằng trắng tùy biến.

Nặng, đắt và có vẻ thiếu hụt tính sáng tạo song Nikon D4S vẫn là một trong các model DSLR hoàn hảo nhất hiện nay. Lý do là bởi Nikon đã tập trung vào yếu tố quan trọng nhất: chất lượng ảnh.

Khả năng AF cực tốt cho phép người dùng có thể chụp lại các mẫu vật chuyển động ở tốc độ cao ngay cả trong chế độ chụp liên tục.

Khi chụp ảnh tại các sự kiện, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sẽ cần phải có các bức ảnh JPEG chất lượng cao để sử dụng ngay lập tức. Các file ảnh thường sẽ được chỉnh sửa rất ít trước khi được đưa vào sử dụng, do đó ảnh chụp sẽ phải có màu sắc và độ tương phản ở mức “đủ dùng” ngay từ khi được lưu lên thẻ nhớ của máy ảnh.

Với yêu cầu này, D4S cũng tỏ ra hoàn toàn vượt trội. Thậm chí, bạn sẽ không cần phải sử dụng tùy chỉnh màu nào khác ngoài tùy chỉnh màu mặc định. Tùy chọn Vivid (Sống động) sẽ cho một số bức ảnh có màu sắc bão hòa hơn.

Nặng, đắt và có vẻ thiếu hụt tính sáng tạo song Nikon D4S vẫn là một trong các model DSLR hoàn hảo nhất hiện nay. Lý do là bởi Nikon đã tập trung vào yếu tố quan trọng nhất: chất lượng ảnh.

Các nhiếp ảnh gia chụp sự kiện thể thao chắc chắn sẽ ưa thích D4S. Đây là bức ảnh thể hiện hoàn hảo sức mạnh của dòng DSLR này.

Ảnh mẫu

Sau đây là một số bức ảnh chụp các sự kiện thể thao của D4S do Trusted Reviews thực hiện.

Nặng, đắt và có vẻ thiếu hụt tính sáng tạo song Nikon D4S vẫn là một trong các model DSLR hoàn hảo nhất hiện nay. Lý do là bởi Nikon đã tập trung vào yếu tố quan trọng nhất: chất lượng ảnh.

Nặng, đắt và có vẻ thiếu hụt tính sáng tạo song Nikon D4S vẫn là một trong các model DSLR hoàn hảo nhất hiện nay. Lý do là bởi Nikon đã tập trung vào yếu tố quan trọng nhất: chất lượng ảnh.

Nặng, đắt và có vẻ thiếu hụt tính sáng tạo song Nikon D4S vẫn là một trong các model DSLR hoàn hảo nhất hiện nay. Lý do là bởi Nikon đã tập trung vào yếu tố quan trọng nhất: chất lượng ảnh.

Nặng, đắt và có vẻ thiếu hụt tính sáng tạo song Nikon D4S vẫn là một trong các model DSLR hoàn hảo nhất hiện nay. Lý do là bởi Nikon đã tập trung vào yếu tố quan trọng nhất: chất lượng ảnh.

Điểm mạnh:

– Vi xử lý hình ảnh Expeed 4 mới.

– ISO tối đa lên tới 409.600 (mở rộng).

– AF có chất lượng rất tốt, theo dõi 3D.

– Chụp tối đa 11 khung hình/giây.

– Chụp ảnh thiếu sáng tốt.

Điểm yếu:

– Quá nặng.

– Quá đắt.

– Thiết kế thiiếu sáng tạo.

Kết luận

Nikon D4S là một sản phẩm tuyệt vời: các dòng DSLR phổ thông sẽ chỉ có thể mơ tới khả năng tạo ra các bức ảnh chụp trong điều kiện thiếu sáng, ISO cao của D4S. Song, mức giá của chiếc DSLR dành riêng cho người dùng chuyên nghiệp này chắc chắn sẽ khiến phần đông các nhiếp ảnh gia phải nản lòng: 6.500 USD (khoảng 137 triệu đồng). Mức giá trên là giá gốc tại Mỹ và cũng chỉ bao gồm thân máy.

Trên thị trường nhiếp ảnh chuyên nghiệp, người dùng cần phải chụp lại khoảnh khắc vàng một cách hoàn hảo, chính xác nhất có thể. Nếu như một model có thể thực hiện tính năng này tốt hơn các sản phẩm đã có mặt trên thị trường, các phóng viên ảnh sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra nâng cấp. Đây chính là điều mà Nikon đã thực hiện thành công khi ra mắt D3 và D3S trong quá khứ.

Nặng, đắt và có vẻ thiếu hụt tính sáng tạo song Nikon D4S vẫn là một trong các model DSLR hoàn hảo nhất hiện nay. Lý do là bởi Nikon đã tập trung vào yếu tố quan trọng nhất: chất lượng ảnh.

Nhưng, D4S không đủ khác biệt với D4 để thu hút người dùng từ đối thủ cạnh tranh trực tiếp: chiếc EOS 1D X của Canon. Nếu người dùng muốn chuyển từ 1D X sang D4S, họ đã thực hiện điều này ngay từ khi Nikon ra mắt chiếc D4 vào năm 2012.

Do đó, D4 sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của D4S. Trong khi nhiều cửa hàng đã ngừng bán D4, chiếc DSLR chuyên nghiệp này vẫn được bán ra tại Mỹ với giá gốc 4.100 USD (86 triệu đồng), tức chỉ bằng 2/3 của D4S.

Sự khác biệt trong khoảng giá 2000 USD của hai dòng máy là rất lớn, nhưng nếu yếu tố tiền bạc không phải là vấn đề lớn đối với bạn thì hãy lựa chọn chiếc D4. Nếu kinh phí hạn hẹp song vẫn cần chất lượng ảnh tương tự như D4S (song với hiệu năng, tốc độ kém hơn), hãy lựa chọn chiếc Nikon Df hoặc Nikon D610.

Theo VnReview

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.