Nếu bạn đang tìm kiếm một mẫu tai nghe true wireless giá rẻ để đáp ứng các nhu cầu khác ngoài việc nghe nhạc như xem phim, xem tivi, nghe audiobook, nghe gọi điện thoại… thì QCY T3 sẽ là một lựa chọn vô cùng phù hợp.
Thiết kế
Housing
Housing QCY T3 được thiết kế từ nhựa, độ hoàn thiện tốt khiến vẻ ngoài của nó trông sáng bóng, chắc chắn nhưng mỗi tội dễ để lại vân tay và bám bẩm. Ngoài ra việc sử dụng chất liệu nhựa mà không phủ lên một chút cao su sẽ khiến dễ bị bong tróc theo thời gian, gây mất thẩm mỹ về sau này.
Eartip của QCY T3 được làm hơi thuôn, không biết liệu nó có thể fit tai với người dùng khác nhau hay không. Việc thay thế eartip cũng là điều khó khăn bởi hãng không kèm theo bộ phận thay thế nào. Đây là một điểm trừ của nó.
Khi đeo QCY T3, mình không thấy có gì khó chịu cả nhưng nếu vận động mạnh một chút thì tai nghe rất dễ rơi ra. Còn nếu chỉ ngồi một chỗ và sử dụng thì không vấn đề gì.
Điểm cộng của nó là có chống nước chuẩn IPX5, không ngại mưa rơi nhưng bơi lội thì không thể.
Kích thước tai nghe là 40 x 17 x 22 mm, trọng lượng 4.6g. Với trọng lượng này thì khi đeo mình không cảm nhận thấy sự nặng nề nào cả, trái lại rất thoải mái và dễ chịu.
Hộp sạc
Tai nghe có hộp làm từ chất liệu nhựa đồng bộ với tai nghe, chỉ có phần nắp là nhựa trong suốt để quan sát được tai nghe đặt bên trong. Hộp sạc có thiết kế kiểu viên thuốc, nằm ngang, kích thước 36 x 72 x 27 mm, nặng 44g. Nó có thể nằm gọn trong túi quần mà không gây cộm hay cảm giác khó chịu.
Nhìn chung QCY T3 không phải kiểu mẫu tai nghe true wireless được làm từ chất liệu tốt, được cái độ hoàn thiện cao thì trông đỡ có vẻ rẻ tiền. Nhưng theo mình đó cũng là một ưu điểm của nó bởi thường thì những mẫu tai nghe như thế này sẽ có tuổi thọ cực kỳ lâu.
Kết nối – Điều khiển
Tai nghe QCY T3 được trang bị kết nối bluetooth 5.0 cho chất lượng kết nối ổn định, tín hiệu mượt mà và tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra nó còn được tích hợp nhiều codec HFP HSF/A2DP/AVRCP/AAC/SBC để nghe nhạc chất lượng cao.
Về điều khiển, sau một thời gian test thì mình thấy cảm ứng của T3 khá là nhạy, chỉ cần chạm nhẹ là đã thực hiện rồi. Để ngừng/phát nhạc hoặc chấp nhận/từ chối cuộc gọi bạn chạm 1 lần, chạm và giữ 2 giây trên housing trái để trở về bài nhạc trước, chạm và giữ 2 giây trên housing phải để chuyển tới bài nhạc tiếp theo. Để tăng giảm âm lượng, bạn chạm và di chuyển từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới.
Chất lượng âm thanh
Về chất lượng âm thanh, mình không đánh giá quá cao những mẫu tai nghe true wireless giá rẻ như QCY T3. Và kết quả không khác biệt nhiều. Chất âm của nó không gây được nhiều cảm xúc. Tuy nhiên, vì giá của nó rẻ nên mình cũng không đòi hỏi gì.
Dải trầm khá bình thường vì thiếu bass trầm trọng, nhưng chi tiết tốt và nhạc cụ có thể nghe được. Mid và treble không hay cũng chẳng dở, nghe tạp ổn. Ngoài ra mình khám phá thấy nó rất phù hợp để xem phim hoặc chương trình tivi, hoặc nghe audiobook cũng khá hay.
Chất lượng micro của QCY T3 thì lại tốt bất ngờ. Mình đã thử sử dụng để đàm thoại và thật ngạc nhiên khi đầu dây đối diện nghe thấy rõ ràng những gì mình nói trong khi tiếng ồn xe cộ khá nhiều. Một điểm cộng cho QCY T3.
Thời lượng pin
QCY T3 có thời lượng pin khoảng 4 giờ 20 phút nếu chơi ở mức âm lượng tối đa. Còn giảm xuống 50% thì nó trụ được khoảng 6 giờ. Con số này cũng khá ấn tượng với mình. Hộp sạc dung lượng 600mAh có thể cung cấp cho nó thêm 5 – 6 lần sạc, nâng tổng thời gian lên 24 – 36 giờ. Thời gian sạc đầy tai nghe là 1 giờ, còn của hộp sạc là 2,5 giờ.
Kết luận
QCY T3 rõ ràng không phải mẫu tai nghe true wireless tốt nhất trong tầm giá 960.000 đồng. Có khá nhiều mẫu nổi bật hơn nó về chất âm như HOCO ES26, Remax TWS-3, Tiso i4, Tiso i5… Nhưng suy cho cùng nó vẫn là một lựa chọn đáng cân nhắc. QCY T3 không có thể mạnh về thể thao hay nghe nhạc. Song nếu bạn dùng để đàm thoại rảnh tay, xem phim, xem tivi, nghe audiobook thì ngược lại, mình đề cao QCY T3.