Đánh giá thiết kế Earfun Free
Housing được thiết kế dạng giọt nước, phần củ tai phình to, ống tai thu hẹp lại. Mặt ngoài tai nghe là nút bấm để thao tác điều khiển, bạn có thể thay tăng giảm âm lượng, tua bài hoặc bật trợ lý ảo, nghe nhận cuộc gọi chỉ với một nút bấm này. Nút được làm từ silicon mềm chứ không phải nhựa cứng nên khi bấm cảm giác rất nẩy và nhẹ, không gây khó chịu.
Độ fit tai nghe tùy thuộc tip tai bạn chọn. Nếu muốn tập thể thao với chiếc tai nghe Earfun Free này thì bạn nên chọn tip tai size to nhất để không bị rơi, cũng để có hiệu quả cách âm tốt nhất. Còn khi làm việc mình nghĩ bạn nên chọn tip cỡ trung để còn nhận biết xung quanh, cũng như để tai không bị áp lực nhiều.
EarFun Free có chống nước IPX7 nên khả năng hỏng hóc khi bị nước tạt, mưa dính vào gần như là không thể. Tuy nhiên để kéo dài tuổi thọ cho nó tốt nhất bạn cũng nên hạn chế các trường hợp đó ra, vì tiêu chuẩn chống nước cũng chỉ giới hạn ở mức độ nhất định mà thôi.
Vỏ sạc được làm bằng chất liệu nhựa chắc chắn, bề mặt gia công nhẵn mịn đẹp mắt, trơn tru. Ngoài chức năng sạc cho housing thì nó còn kiêm luôn sạc dự phòng, điều này mình sẽ nói ở phần sau nhé.
Mặt trước vỏ sạc có 4 vạch báo pin, mỗi vạch tương đương 25% pin để bạn kiểm soát tình trạng năng lượng. Phần bản lề cũng làm từ nhựa nhưng khá cứng cáp, đóng mở bằng nam châm chắc chắn. Kiểu thiết kế này giúp ta dễ dàng mở ra bằng một tay nhưng rất dễ bung nắp khi có tác động mạnh. Phía sau vỏ sạc là cổng sạc USB-C.
Thời lượng pin của Earfun Free
Về pin, tai nghe bluetooth Earfun Free cung cấp 6 giờ nghe nhạc mỗi lần sạc đầy. Đối với người có nhu cầu sử dụng bình thường thì như thế là đã đủ. Vỏ sạc cung cấp thêm cho nó 4 lần sạc nữa, nên tổng thời gian sẽ là 30 giờ. Khả năng sạc không dây của nó mới là hay nhất, bạn chỉ cần đặt housing ở gần vỏ sạc (1 mét đổ lại) thì housing sẽ tự động nhận sạc (lưu ý là vỏ sạc khi đó phải được cắm vào nguồn điện nhé).
Một điều khó hiểu là housing bên phải dường như có lượng pin dài hơn bên trái. Housing trái hết pin thì phải 10 phút sau mới đến bên phải. Mình thấy hơi lạ nhưng cũng thấy thú vị, bởi nó như một lời cảnh báo để bạn biết lúc nào cần hoàn thành nốt việc dang dở hoặc sạc cho nó kẻo hết pin.
Chất lượng âm thanh của Earfun Free thế nào?
Earfun Free cung cấp âm thanh tốt ở tầm giá này, đặc biệt khi mà nó chỉ hỗ trợ duy nhất codec SBC lỗi thời. Ngay cả với codec tương đối cũ này, âm thanh của nó vẫn mượt mà và ổn định, không có bất kỳ khiếm khuyết nào.
Dải trầm hồn hậu và mạnh mẽ, tuy nhiên sự kiểm soát hơi yếu cho nên lấn sang treble. Mid thì lại rất sạch, không bị bass và treble ảnh hưởng nên giọng ca sĩ rất rõ ràng và sắc nét. Tổng thể chất âm của Earfun Free có thể nói là cân bằng, nghe nhạc cổ điển hay bất trữ tình rất tuyệt vời. Còn nghe EDM, Dance thì không đươc hay lắm vì bass nhẹ và thiếu lực.
Có nên mua Earfun Free không?
Vậy Earfun Free có đáng mua không? Cá nhân mình cho rằng là có, sẽ rất khó tìm được chiếc tai nghe true wireless nào ổn định như Earfun Free ở tầm giá 50 USD (1,1 triệu đồng). Đánh giá tổng quan về chiếc tai nghe này là nó có thiết kế đẹp, trực quan, cách sử dụng đơn giản, thời lượng pin dài và chất âm cân bằng tốt. Nếu bạn quan tâm đến mức giá thì Earfun Free sẽ là lựa chọn rất sáng giá. Mặt khác, nếu muốn âm thanh bùng nổ hơn, basshead hơn thì bạn có thể tìm kiếm một số lựa chọn khác, như tai nghe over-ear chẳng hạn.