Khi mang thai uống sữa bầu vào mẹ không vào con thì nên uống sữa tươi đúng hay sai ?

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Đừng vì sợ béo mà ăn uống kiêng khem quá và cũng đừng thấy ngon miệng mà uống sữa quá nhiều đều không tốt cho bạn và thai nhi trong bụng.

Xoay quanh vấn đề bầu bí có vô vàn chuyện đáng bàn, một trong số đó phải kể tới chính là chọn sữa nào uống trong thai kì thì tốt hơn. Nhiều thai phụ sợ béo nhưng khi mang bầu là ăn cho 2 người nên cứ sợ uống nhiều sữa nó vào mẹ chứ không vào con rồi đẻ con xong người vẫn béo. Đó là trở ngại lớn nhất về vấn đề tâm lý.

Khi mang thai uống sữa bầu vào mẹ không vào con thì nên uống sữa tươi đúng hay sai ?

Bầu 3 tháng đầu em bị nghén hành dữ quá nên không ăn uống được gì, người xanh xao, mệt mỏi. Đi siêu âm bác sĩ lại nói bị thiểu ối và bé hơi nhỏ nên rầu ơi là rầu. Bác ý lại còn dặn về ăn uống tẩm bổ nhiều vô mới khổ chứ, em kén ăn lắm! May đâu bước qua tháng thứ 4 em đỡ nghén hẳn nhưng vẫn chẳng thèm ăn. Mẹ chồng em đi chợ nghe bà bác bán rau mách cho mẹo là uống sữa tươi không đường để tăng ối, bổ thai nên về một hai bắt em làm theo. Em vốn không thích sữa nhưng vì bà lo cháu quá, tất tả đủ chuyện nên thôi ráng chiều thử xem sao, phần vì không muốn mẹ chồng nàng dâu buồn phiền gì nhau cả. Tính em hơi ngang nên nói trước với mẹ chồng: “Con thử uống một tháng nha má, nếu siêu âm không ăn thua thì thôi, từ từ sang mấy tháng cuối là đỡ ngay ý mà!”. Bà đồng ý. Thế là mỗi ngày em uống 2 hộp sữa tươi không đường. Mấy ngày đầu uống chưa quen nên mỗi lần em chỉ uống 1/3 hộp thôi, còn cất vào tủ lạnh. Đi ra đi vào nhấm nháp một hồi là hết. Mấy bữa sau hệ tiêu hóa quen dần nên uống một lần hết hộp luôn, người khỏe khoắn, rạng rỡ hẳn lên. Cuối tháng thứ 4 đi khám thai các mẹ biết kết quả sao không? Trời ơi mừng lắm, con em bức phá tăng nhanh cả về trọng lượng lẫn chiều dài, nước ối thì đạt ở mức chuẩn. Nói chung thai phát triển bình thường tất tần tật. Thế là từ hôm đó, ngày nào em cũng uống 2-3 hộp sữa tươi không đường. Hôm nào chán ăn thì có thể uống thêm một xíu nữa để bù vào, con lớn, mẹ lại gọn gàng, da dẻ mịn màng, leo lên bàn sinh mà mấy chị y tá khen suốt. Dự là sắp tới đây bầu đứa thứ hai em cũng sẽ chăm uống sữa tươi không đường. – chia sẻ từ người tiêu dùng

Mình đi khám bác sĩ cũng nói uống sữa tươi không đường vào mẹ không vào con, uống sữa bầu mẹ sẽ tăng cân chóng mặt nên không biết nên uống sữa nào để vào con không vào mẹ –  chia sẻ từ người tiêu dùng

Từ  khi có bầu em nghén ngẩm chả ăn được gì, ông xã sợ em đói nên mua cho hộp sữa bầu to đùng, thấy trên bao bì ghi: canxi, vitamin A, D, axít folic, sắt, DHA… đều là những chất rất quan trọng cho sự phát triển của em bé nên em uống mỗi ngày 3 cốc đều đặn, sau đó em tăng phát 10kg luôn. Đi khám bác sĩ bảo thai thừa cân quá mức cần thiết làm em hoang mang quá không dám uống sữa bầu – chia sẻ từ người tiêu dùng

Qua những chia sẻ từ người tiêu dùng trên có thể thấy nhận định: “Khi mang thai uống sữa bầu vào mẹ không vào con thì nên uống sữa tươi” của các mẹ có lẽ là ĐÚNG. Nhưng theo các chuyên gia / bác sĩ nhi khoa thì nhận định này có 2 chiều và tùy thuộc vào cơ địa và sở thích của thai phụ chứ không thể kết luận là đúng hay sai được.

Bởi có người không thích mùi của sữa bầu chỉ cần ngửi cái là nôn ọe luôn thì sữa tươi sẽ hợp với họ hơn. Còn nhiều thai phụ lại không quen uống sữa tươi không đường nên cũng thích uống sữa bầu cho dễ uống. Nói chung cứ uống được sữa là tốt và sẽ tránh được trường hợp con sinh non, nhẹ cân còn sữa tươi hay sữa bầu đều được.

Còn chuyện vào mẹ hay vào con là do cách uống đúng hay sai. Ví dụ nhiều thai phụ uống sữa bà bầu thấy ngon miệng nên ăn ít bù lại uống nhiều về số lượng nên tăng cân quá mức, con hấp thụ thừa nên nó chuyển hóa nốt vào mẹ.

Sữa bầu và sữa tươi loại nào tốt hơn cho thai phụ ?

Trong sữa bầu ngoài các vitamin và khoáng chất thì còn có thêm các chất như: sắt, acid folic, vitamin B12… cái này ở sữa tươi không có nên khi bạn chọn uống sữa tươi thì bạn nên bổ sung thêm các chất này từ bên ngoài. Đây cũng là lý do mà thai phụ nào gần như cũng được bác sĩ kê thêm cho sắt, canxi.

Còn về loại nào tốt hơn thì rất khó để trả lời vì với người này hợp thì sữa bầu tốt hơn sữa tươi còn người kia không hợp thì sữa tươi lại tốt hơn sữa bầu. Nên trong quá trình uống nếu không thấy hợp thì bạn có thể không cần uống thêm loại sữa nào.

Ngoài uống sữa các thai phụ cũng đặc biệt cần chú ý tới chế độ ăn hàng ngày của mình, nên bổ sung thêm ngũ cốc, rau củ, thịt cá và hoa quả bởi sữa gì thì sữa cũng chỉ chiếm một phần nhỏ trong hệ dinh dưỡng cho bạn và thai nhi mà thôi. Đừng vì sợ béo mà ăn uống kiêng khem quá và cũng đừng thấy ngon miệng mà uống sữa quá nhiều đều không tốt cho bạn và thai nhi trong bụng. Và hãy nhớ thường xuyên đi khám định kì để xem tình trạng con bạn phát triển có ổn định không. Nếu bạn có chỉ số BMI ở khoảng bình thường, từ 18,5 đến 25, mức tăng cân sẽ vào khoảng 7-12 kg. Tuy nhiên, bác sĩ thường khuyến khích phụ nữ tăng ở mức cân tối thiểu và giữ cân nặng của thai nhi ở mức trung bình.

Đánh giá review trà sữa Macchiato không độ có ngon không ? Mua ở đâu ? Giá bao nhiêu ?

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Mẹ và Bé

Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Sữa chua Gotz là lựa chọn tuyệt vời cho mọi lứa tuổi nhờ hương vị tự nhiên, thành phần dinh dưỡng phong phú, đặc biệt không chứa các chất phụ gia nhân tạo. Giá cả hợp lý và công dụng sức khỏe đã giúp Gotz trở thành một sản phẩm quen thuộc và an toàn trong nhiều gia đình.
Đặc điểm nổi bật sữa chua Blédina: An toàn và tiện lợi cho trẻ nhỏ

Đặc điểm nổi bật sữa chua Blédina: An toàn và tiện lợi cho trẻ nhỏ

Sữa chua Bledina là lựa chọn lý tưởng cho các bậc phụ huynh muốn mang lại cho trẻ một sản phẩm dinh dưỡng an toàn và chất lượng. Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, cam kết không chất bảo quản và dễ tiêu hóa, Bledina xứng đáng là một phần trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nhỏ.