Kinh nghiệm sử dụng và bảo quản bếp điện từ

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Để có một sản phẩm bếp từ với độ bền cao, bạn không chỉ lưu ý trong khâu chọn bếp mà còn để ý tới cách sử dụng và bảo quản để bếp đạt hiệu quả cao nhất và giữ được độ bền theo thời gian.

Chọn đúng loại nồi cho bếp từ

Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng dòng điện Fucô để làm nóng trực tiếp từ nồi nấu. Do đó, nồi đun bếp từ phải được chế tạo từ các vật liệu dễ nhiễm từ (gang, men sắt, thép không gỉ) hoặc inox với bề mặt đáy phẳng và có đường kính từ 10cm – 26cm. Sử dụng đúng loại nồi phù hợp sẽ giúp phát huy được tối đa hiệu quả của bếp, tiết kiệm thời gian, năng lượng do ít gây tổn thất nhiệt.

Bếp điện từ rất

Bếp điện từ rất “kén” nồi

Không nên dùng các dụng cụ nấu nướng bằng thủy tinh, đồng, nhôm hoặc nồi có đáy cong hoặc lõm, đường kính không nằm trong khoảng 10 – 26 cm cho bếp từ. Các loại nồi này không thể làm nóng trên bếp từ hoặc có hiệu suất sinh nhiệt thấp, nhiệt lượng bếp tạo ra không đủ làm nóng nồi, nhưng lại làm cuộn dây của bếp nóng lên, gây nguy hiểm cho bếp như chập mạch, cháy nổ.

Một số chất liệu có thể dùng được cho bếp điện từ như:

– Nồi, chảo bằng gang: Đây là loại vật liệu vô cùng lý tưởng để đun nấu trên bếp từ. Bởi vì gang có hiệu suất sinh nhiệt cao hơn so với các vật liệu khác, dù thời gian làm nóng khá lâu nhưng lại giữ nhiệt rất tốt. Ngoài ra, bạn phải chọn loại nồi, chảo gang dày để tránh gỉ sét, ngăn sự phản ứng của đồ ăn có tính axit và chống thực phẩm bám vào khi nấu. Khi vệ sinh cũng phải cẩn thận tránh làm tróc lớp bảo vệ trên nồi, chảo gang.

– Gang tráng men: Bộ nồi bếp từ làm bằng gang tráng men cũng rất thích hợp khi sử dụng trên bếp từ bởi vì chúng rất nhẹ, dễ rửa sạch và không phản ứng với các thức ăn có tính axit. Bên cạnh đó, chất liệu tráng men nhìn khá đẹp mắt, sẽ tăng tính thẩm mỹ cho nhà bếp và cả món ăn khi chế biến.

– Inox: Bộ nồi đun bếp từ bằng inox cũng là lựa chọn hàng đầu của người nội trợ vì nồi inox có tính thu nhiệt nhanh, tỏa nhiệt đều, chống cháy khét lại tiết kiệm thời gian đun nấu. Tuy nhiên nồi inox cũng phải dày để chống gỉ sét, chống dính (từ 2 đến 3 đáy). Tốt nhất, bạn nên lựa chọn nồi dùng bếp từ bằng inox có chất lượng tốt, mang thương hiệu uy tín để yên tâm đun nấu. Lưu ý, nồi inox 304 không nhiễm từ, nên không dùng được trên bếp từ.

– Đĩa từ: Nếu bạn có một chiếc nồi hoặc chảo không tương thích với bếp từ thì hãy sử dụng một chiếc đĩa từ đặt bên dưới khi đun nấu. Cách làm này vừa giải quyết được tình trạng bếp từ không nhận nồi, vừa giúp bạn tiết kiệm khi phải mua thêm bộ nồi nấu bếp điện từ.

Cách đơn giản nhất để kiểm tra nồi có thể sử dụng trên bếp từ hay không là sử dụng nam châm, nếu nam châm dính chặt vào đáy nồi là nồi đó có thể sử dụng được trên bếp từ.

Nên chọn đúng loại nồi dành riêng cho bếp từ

Nên chọn đúng loại nồi dành riêng cho bếp từ

Lắp đặt đúng cách

– Khoét lỗ theo đúng kích thước lắp đặt.– Có nguồn điện cấp chờ sẵn dưới mặt bàn bếp.– Phía dưới bếp phải đảm bảo sự thông thoáng để thoát nhiệt.

Trước khi nấu

– Lau bên ngoài nồi sạch sẽ trước khi đặt lên bếp.

– Không đặt nồi rỗng lên bếp để tránh hỏng nồi hoặc gây cháy.

– Cắm điện để bếp có tiếng kêu “bíp”.

Trong khi nấu

– Đặt nồi thức ăn ngay giữa vùng nấu quy định, không nên đặt lệch.

– Ấn phím nguồn trong khoảng 3 giây. Bảng điều khiển được cấp điện sẽ sáng và đèn báo vùng nấu sáng nhấp nháy. Quá trình vận hành tiếp theo phải được tiến hành trong khoảng 10 giây nếu không bếp tự động tắt.

– Ấn nút điều khiển tương ứng với vùng nấu ăn có đặt nồi. Chọn mức công suất nấu từ bằng cách sử dụng nút “+” hoặc “-” để tăng và giảm công suất vùng nấu. Tại 1 thời điểm chỉ có 1 vùng nấu điều khiển được nên bạn cần để cho một vùng nấu đi vào hoạt động ổn định rồi mới bật vùng nấu tiếp theo.

– Nhấn Thực đơn – MENU – FUNCTION để chọn chức năng nấu được cài đặt sẵn như: BBQ (nướng thịt), Stir Fire (chiên – xào), Hot Pot/Chafing (nấu lẩu), Soup (nấu canh), Boil (nấu nước hoặc luộc rau).

– Trong quá trình nấu bạn cần điều chỉnh nhiệt độ và công suất tùy món ăn mà yêu cầu lửa lớn và lửa nhỏ khác nhau, lúc này bạn cần chỉnh nhiệt độ mặt bếp về nhiệt độ thích hợp.

Sau khi nấu

Sau khi nấu xong, bạn nhấn nút nguồn để tắt nguồn điện của bếp, bếp sẽ ngừng hoạt động. Lúc này, bạn nên chờ cho cánh quạt tản mát bếp ngừng chạy mới rút dây điện ra.

Bảo quản bếp và nồi nấu đúng cách

– Sau mỗi lần nấu xong, bạn nên dùng giẻ mềm lau bề mặt bếp một cách nhẹ nhàng để chống trầy xước mặt bếp, đồng thời gạt bỏ bụi bẩn trên bề mặt. Chú ý lau thật sạch bếp để nâng cao độ bền của bếp và bếp đạt được hiệu quả cao nhất khi nấu.

– Không được lau bếp khi mặt bếp vẫn còn nóng hoặc đèn báo nhiệt lượng còn dư vẫn sáng, dễ ảnh hưởng tới vi mạch và các linh kiện trong bếp.

– Không nên đặt bếp gần những vật bị nhiễm từ như tivi, máy ghi âm, máy ghi hình, dao dĩa, bát tráng men… khi bếp đang hoạt động để tráng sự nhiễm từ ảnh hưởng tới bếp.

Nên lau chùi bếp từ bằng giẻ mềm sau khi bếp đã nguội hẳn

Nên lau chùi bếp từ bằng giẻ mềm sau khi bếp đã nguội hẳn

Một số chức năng an toàn của bếp điện từ

Cảnh báo nhiệt lượng còn dư

Chức năng cảnh báo nhiệt lượng còn dư giúp việc sử dụng bếp an toàn hơn. Trên bảng điều khiển sẽ hiện chữ “H” hoặc đèn hiển thị màu đỏ báo mặt bếp vẫn còn nóng sau khi sử dụng.

Cảnh báo chống tràn

Nếu bếp phát hiện có hiện tượng tràn trong khu vực điều khiển, bếp sẽ tự động ngắt và có âm thanh cảnh báo. Sau đó, bạn có thể lau sạch chúng rất dễ dàng và không lo bị bỏng.

Khóa an toàn trẻ em

Khi khóa an toàn trẻ em được kích hoạt, toàn bộ hệ thống điều khiển sẽ được ẩn đi và do đó trẻ em sẽ không thể can thiệp được vào các chương trình đang hoạt động. Bằng cách đó, giúp bạn bảo vệ bọn trẻ trong suốt quá trình nấu nướng.

H.L

(Tổng hợp)

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Nhà cửa & Đời sống

5 ưu điểm nổi bật của bình nóng lạnh Panasonic DH-4NTP1VM trong mắt người dùng

5 ưu điểm nổi bật của bình nóng lạnh Panasonic DH-4NTP1VM trong mắt người dùng

Trong nhịp sống hối hả ngay nay, việc phải chờ đợi nước nóng để tắm gội, sinh hoạt đôi khi cũng đã trở thành một thứ bất tiện và rất nhiều người muốn cải thiện điều đó. Đó cũng là một nguyên nhân chính khiến các thiết bị làm nóng trực tiếp như Panasonic DH-4NTP1VM có sức hút trong mắt người dùng.
So sánh bình nóng lạnh trực tiếp Kangaroo KGWD45N2 và Panasonic DH-4US1VW

So sánh bình nóng lạnh trực tiếp Kangaroo KGWD45N2 và Panasonic DH-4US1VW

Đứng trước quyết định lựa chọn một thiết bị bình nóng lạnh trực tiếp, một số người tiêu dùng hiện đang băn khoăn giữa hai cái tên Kangaroo KGWD45N2 và Panasonic DH-4US1VW, không biết đâu mới là lựa chọn thực sự phù hợp với nhu cầu của gia đình mình. Đừng lo, hãy để Websosanh giúp bạn lựa chọn.
So sánh bình nóng lạnh trực tiếp Panasonic DH-4NS3VS và Ariston RT45E-VN

So sánh bình nóng lạnh trực tiếp Panasonic DH-4NS3VS và Ariston RT45E-VN

Nếu đang tìm kiếm một chiếc bình nóng lạnh trực tiếp trong tầm giá 3 triệu đồng, chắc hẳn bạn sẽ có nhiều băn khoăn khi phải lựa chọn giữa Panasonic DH-4NS3VS và Ariston RT45E-VN. Để giúp bạn có được quyết định đúng đắn, Websosanh sẽ giúp bạn so sánh chi tiết hai sản phẩm này.
Bếp từ Bosch PIE875HC1E Serie 6 vùng nấu linh hoạt, công suất mạnh mẽ

Bếp từ Bosch PIE875HC1E Serie 6 vùng nấu linh hoạt, công suất mạnh mẽ

Hiện nay, các thiết bị gia dụng thông minh, hiệu quả và tiện lợi đang dần chiếm lĩnh thị trường. Một trong những sản phẩm nổi bật trong danh mục bếp từ là bếp từ bốn Bosch PIE875HC1E. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích và đánh giá chi tiết về các đặc điểm và chức năng của chiếc bếp từ này.