Lưu ý gì khi đo đường huyết

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Cần rửa sạch tay trước khi đo đường huyết vì tránh có thể bị đường từ đồ ăn dây vào tay, khiến kết quả đo không chính xác

Websosanh – Do tình trạng tiểu đường đang trở nên phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, vì thế, mọi người luôn cần phải thận trọng, nên phát hiện ra bệnh sớm, từ đó có những biện pháp điều chỉnh ngay từ ban đầu của bệnh, tránh để bệnh quá nặng rồi mới chữa thì tỉ lệ khỏi sẽ không cao. Chính vì thế cần thường xuyên kiểm tra đường huyết để theo dõi tình hình sức khỏe.

Do không có điều kiện để thường xuyên đến bệnh viện để kiểm tra, nên người dân tự mua máy đo đường huyết về nhà để kiểm tra. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng máy đo đường huyết đúng đắn, dưới đây websosanh sẽ đưa ra một số điểm cần lưu ý khi sử dụng máy đo đường huyết:

Thời điểm lí tưởng để kiểm tra đường huyết: trước khi dùng bữa sáng

Nên kiểm tra đường huyết trong tình trạng bụng đói, tốt nhất là lấy máu trước khi ăn sáng, thời gian lấy máu không nên quá muộn, tốt nhất là từ 6-8 giờ sáng. Nguyên nhân là do buổi sáng sớm thì trong cơ thể sẽ tăng cường tiết ra các kháng thể insulin như: adrenaline, somatotropin, cortisol. Nếu để thời gian đói kéo dài quá lâu thì việc giải phóng glucogen có thể làm cho đường huyết tăng, ảnh hưởng tới trị số hàm lượng đường trung bình trong máu.

Vì thế nên kiểm tra đường huyết vào buổi sáng sớm trước khi dùng bữa sáng sẽ cho chỉ số đường huyết chính xác nhất

kkkk

Thời điểm lí tưởng để đo đường huyết là buổi sáng sớm trước khi ăn sáng

Những lưu ý trước khi lấy đo đường huyết

– Tránh vận động mạnh, để tâm lí cần ổn định, tránh gây tăng cao kháng thể insulin, ảnh hưởng kết quả, điều trị sẽ không đạt hiệu quả.

– Cần rửa tay sạch trước khi đo đường huyết, để tránh việc để đường dính vào tay, gây ảnh hưởng đến kết quả

– Chọn vị trí lấy máu: Bạn có thể chọn một vị trí khác trên cơ thể ngoài đầu ngón tay để lấy mẫu máu thử. Bạn có thử ở lòng bàn tay. Nhưng bạn nên thử trên đầu ngón tay vì sẽ ít bị sai số và không bị ảnh hưởng đến kết quả. Máu ở đầu ngón tay có thể kiểm tra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Quy trình đo đường huyết chuẩn

Bước 1: Gắn kim vào bút phóng, đậy nắp bút phóng lại

Bước 2: Gắn que thử vào máy, để ở chế độ sẵn sàng (khi thấy biểu tượng giọt máu hiện lên trên thân máy)

Bước 3: Sát trùng chỗ chích máu, thường là mặt bên của đầu ngón áp út ở tay không thuận. Đặt sát miệng bút phóng vào chỗ da đã sát trùng rồi bấm nút cho kim tự phóng ra đâm xuyên qua da và tự thu về trong thời gian rất ngắn

Bước 4: Để máu tự chảy và hứng que thử đã gắn sẵn trong máy vào, chỉ cần một giọt là đủ, chờ máy đọc kết quả. Đặt gòn đè lên vết thương để cầm máu.

Cần rửa tay sạch với cồn trước khi đo đường huyết

Cần rửa tay sạch với cồn trước khi đo đường huyết

Cách bảo quản que thử đường huyết

Khi lấy que thử ra khỏi hộp, cần tránh tay bạn chạm vào chỗ hứng máu trên que thử. Không dùng que thử đã quá hạn sử dụng. Đặt hộp que thử ở nơi khô ráo, tránh xa ánh nắng trực tiếp và nhiệt, bảo quản ở nhiệt độ từ 4 – 30 độ C. Luôn đóng chặt hộp đựng ngay sau khi lấy que thử.

Cần giữ cho máy đo đường huyết luôn sạch sẽ, nếu bề mặt máy bị bẩn, lau nhẹ bằng vải ấm mềm hoặc sử dụng cồn 70 độ. Tuyệt đối không rửa các khe cắm que thử hoặc các nút bấm trên máy. Không đặt máy dưới nước hoặc bất kỳ chất lỏng nào. Bảo quản máy ở nhiệt độ phòng là tốt nhất, tránh tuyệt đối không bảo quản máy trong tủ lạnh

Ngoài ra cũng cần lưu ý thời hạn sử dụng của que thử: Mỗi que thử có độ chính xác giảm theo thời gian vì vậy trước khi sử dụng nên chú ý xem mẫu còn sử dụng được không bằng cách kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

O.N

Tổng hợp

Tin tức về Tư vấn mua sắm

Đánh giá so sánh máy làm sữa hạt Olivo CB400

Đánh giá so sánh máy làm sữa hạt Olivo CB400

Máy làm sữa hạt Olivo CB400 đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình nhỏ từ 2 - 4 người. Cùng xem qua bài đánh giá dưới đây để hiểu rõ hơn về dòng máy này nhé!