Ngày nay, nhiệt kế đo nhiệt độ là sản phẩm vô cùng hữu ích mà mỗi gia đình, cá nhân đều nên sở hữu. Sản phẩm này không chỉ phục vụ cho việc theo dõi sức khỏe mà còn có nhiều công dụng trong đời sống hằng ngày. Chính vì vậy, tùy thuộc vào công dụng mà nhiệt kế được phân thành nhiều loại khác nhau. Bài viết này sẽ giúp cho bạn đọc tìm hiểu về đặc điểm, chức năng của từng loại để chọn cho bản thân và gia đình, công việc một sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Nhiệt kế đo nhiệt độ thủy ngân
Bên cạnh những chiếc ống nghe, dụng cụ đo huyết áp,… những chiếc nhiệt kế thủy ngân nền trắng có đường chỉ báo màu vàng dùng để đo nhiệt độ cơ thể cũng là một trong các dụng cụ không thể thiếu khi chúng ta nghĩ về những dụng cụ của bác sĩ. Đây là số ít nhiệt kế đầu tiên được bác sĩ sử dụng, sau đó được phổ biến rộng rãi và hầu như mỗi gia đình đều sở hữu một cái.
Thiết kế chính của chiếc nhiệt kế truyền thống này được làm từ thủy tinh, phần dẫn nhiệt là một đầu kim loại không gỉ, kèm theo chất chính bên trong là thủy ngân. Sự giãn nở của thủy ngân trong ống hiển thị kết quả nhiệt độ đo được.
Khi sử dụng, chúng ta cầm nhiệt kế vẩy mạnh vài lần, đưa đầu kim loại vào vị trí cần đo nhiệt độ, giữ khoảng 5 đến 10 phút và lấy ra sẽ được kết quả cần đo. Tuy nhiên, sản phẩm được làm từ thủy tinh rất dễ vỡ, cùng với thủy ngân bên trong là chất cực độc nên chúng ta cần phải thật cẩn thận khi sử dụng sản phẩm này.
Giá của sản phẩm này trên thị trường khoảng 25.000 đồng.
Nhiệt kế điện tử
Chính vì những mặt hạn chế của nhiệt kế thủy ngân, những chiếc nhiệt kế điện tử ra đời nhằm thay thế cho các sản phẩm cũ với độ an toàn tuyệt đối, kết quả nhanh chóng và chuẩn xác.
Nhiệt kế điện tử có phần thân chính bằng nhựa, đầu dẫn nhiệt được làm từ kim loại không gỉ, kết hợp cùng màn hình hiển thị nhiệt độ đo. Ngoài ra, tùy thuộc vào những sản phẩm khác nhau mà có thêm những nút tùy chọn chế độ đo. Sản phẩm này vô cùng bền và gọn nhẹ, có thể mang đi mọi nơi mà không sợ gãy vỡ hay hư hỏng.
Khi sử dụng, chúng ta chỉ cần bật thiết bị, đưa đầu kim loại vào vị trí cần đo, sau khoảng 10 giây, kết quả đo được sẽ hiển thị trên màn hình điện tử với độ sai sót rất nhỏ. Sản phẩm này không chỉ đo được nhiệt độ cơ thể mà còn có thể đo được nhiệt độ nước, sữa và các dung dịch khác rất tiện lợi cho đời sống hằng ngày.
Hiện nay, trên thị trường có tương đối nhiều dòng nhiệt kế điện tử từ bình dân đến trung cấp. Một số sản phẩm rất phổ biến và được nhiều người tin dùng có thể kể đến như Microlife Mt500 xuất xứ Thụy Sĩ có giá khoảng 100.000 đồng, Omron Mc 246 của Nhật Bản khoảng 100.000 – 120.000 đồng và Beurer Ft15 do Đức sản xuất có giá khoảng 150.000 đồng.
Nhiệt kế đo nhiệt độ hồng ngoại
Đây là dòng sản phẩm cao cấp nhất với sự tối ưu về mọi mặt với kết quả đo chính xác ngay lập tức, an toàn mà không cần phải đưa trực tiếp nhiệt kế vào mục tiêu đo.
Nhiệt kế hồng ngoại có thiết kế giống như một chiếc súng đồ chơi gồm phần thân nhựa chắc chắn, phần nút bấm, phần màn hình để hiển thị kết quả đo và đặc biệt nhất là phần cảm biến laser có công dụng đoán và phân tích bước sóng hồng ngoại.
Khi sử dụng, chúng ta chỉ cần bấm nút và đưa lại gần mục tiêu cần đo, ngay lập tức kết quả sẽ hiển thị trên màn hình. Sản phẩm có thể đo được nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ nước và đặc biệt là nhiệt độ trong phòng.
Trên thị trường, dòng sản phẩm này rất đa dạng về thương hiệu, chức năng, mức giá,… Có thể kể đến một số sản phẩm nổi trội như: Infrared CK-T 1803 tương đối rẻ, chỉ khoảng 200.000 đồng, Microlife Fr1Mf1 có giá khoảng 900.000 – 1.000.000 đồng, Infrared DT8018 khoảng 1.300.000 đồng,…