Những chiếc máy ảnh không gương lật tốt nhất năm 2015 (phần 1)

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Dưới đây là danh sách tổng hợp những chiếc máy ảnh không gương lật tốt nhất năm nay. Chúng là những chiếc CSC có chất lượng tốt, sở hữu nhiều tính năng nổi trội và rất được ưa chuộng trên thị trường máy ảnh hiện nay.

Giới thiệu chung

Trước kia nếu thực sự muốn theo nghiệp nhiếp ảnh hẳn bạn sẽ chọn mua một chiếc SLR kỹ thuật số. Tuy nhiên hiện tại các máy CSC mang đến cho người dùng nhiều lợi ích hơn dòng DLSR. Chúng sở hữu cảm biến lớn, ống kính hoán đổi, bảng điều khiển tiên tiến nhưng lại có thân máy nhỏ và nhẹ hơn và không có cơ chế gương, đó là lý do chúng được gọi là máy ảnh không gương lật.

Chúng tôi xếp hạng những chiếc CSC này không chỉ dựa trên thông số kỹ thuật, hệ thống điều khiển và hiệu suất mà còn dựa trên giá trị của chúng.

Fuji X-T1

Bảng điều khiển kiểu cổ, hình ảnh đẹp – Chiếc X-T1 gần như không có khuyết điểm.

Cảm biến: APS-C

Độ phân giải: 16,3 MP

Kính ngắm: EVF

Màn hình: nghiêng, 3 inch, 1.040.000 chấm

Tốc độ chụp liên tiếp tối đa: 8 fps

Độ phân giải tối đa của video: 1080p

Giá: 22.980.000 VNĐ

Fuji X-T1 không phải là chiếc CSC rẻ nhất trên thị trường, nó không sở hữu cảm biến lớn nhất cũng không có độ phân giải cao nhất. Nó là tổng hòa của tất cả các tính năng, những tính năng tốt đã kết hợp tạo nên chiếc máy ảnh tuyệt vời này. Nhờ vào kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất phim mô phỏng, cảm biến X-Trans mới của Fuji mang đến cho người dùng những chi tiết siêu sắc nét với màu sắc phong phú, đẹp mắt. Chiếc X-T1 giống như một chiếc SLR phim cổ 35 mm với các nút xoay để điều khiển tốc độ màn chập, độ nhạy sáng và cả giá trị khẩu độ.

Olympus OM-D E-M10

Chiếc máy ảnh này mang dáng dấp của một chiếc DSLR nhỏ gọn, máy cực kỳ dễ sử dụng. Nó là sự kết hợp giữa chất lượng cao và giá cả hơp lý.

Cảm biến: Micro Four Thirds

Độ phân giải: 16,1 MP

Kính ngắm: EVF

Màn hình: nghiêng, 3 inch, 1.037.600 chấm

Tốc độ chụp liên tiếp tối đa: 8 fps

Độ phân giải tối đa của video: 1080p

Giá: 8.980.000 VNĐ

Chiếc E-M10 vẫn được thiết kế với kiểu dáng cổ điển, nó chính là hình ảnh phản chiếu của chiếc SLR OM-1 nhưng có một thân hình siêu nhỏ gọn. So sánh với cảm biến APS-C của các máy CSC khác, Olympus sử dụng cảm biến Micro Four Thirds nhỏ hơn nhưng chất lượng hình ảnh không kém gì cảm biến APS-C. Bạn đừng để mình bị “che mắt” bởi kích thước hay giá cả. Chiếc E-M10 thực sự là một chiếc máy ảnh nhỏ nhưng đầy “uy quyền”. Hãy mua thêm bộ len kit EZ đắt tiền có thể rút gọn được, nó sẽ giúp chiếc E-M10 trông càng nhỏ gọn hơn.

Panasonic GM5

Sao một chiếc CSC lại có thể nhỏ đến vậy? Nó thậm chí còn sở hữu kính ngắm nằm bên trong máy.

Cảm biến: Micro Four Thirds

Độ phân giải: 16 MP

Kính ngắm: EVF

Màn hình: 3 inch, 921.600 chấm

Tốc độ chụp liên tiếp tối đa: 5,8 fps

Độ phân giải tối đa của video: 1080p

Giá: 11.709.800 VNĐ

Dù có kích cỡ khá nhỏ, chiếc E-M10 vẫn gặp phải một đối thủ có cỡ nhỏ không kém là chiếc Panasonic GM5. Hầu hết nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường ưa thích thiết kế theo kiểu dáng DSLR của Fuji X-T1 và Olympus E-M10 nhưng kính ngắm của chúng lại không nằm ở phía trên của máy. Panasonic biết điều đó nên đã đặt kính ngắm ở phía trên góc bên trái ở sau lưng máy. Chất lượng hình ảnh của cảm biến Micro Four Thirds thực sự xuất sắc. bạn có thể sư dụng bất kỳ loại len MFT nào khác đều được. Tất cả những tính năng tuyệt vời đều nằm trong một chiếc máy ảnh không lớn hơn chiếc máy ảnh compact cao cấp là bao.

Panasonic G6

Chiếc Panasonic G6 được chú ý nhờ vào hệ thống điều khiển SLR, công suất và giờ là giá trị.

Cảm biến: Micro Four Thirds

Độ phân giải: 16 MP

Kính ngắm: Điện tử

Màn hình: khớp nối, 3 inch, 1.036.600 chấm

Tốc độ chụp liên tiếp tối đa: 7 fps

Độ phân giải tối đa của video: 1080p

Giá: 5.979.400 VNĐ

Chiếc G6 lần đầu ra mắt năm 2013 và không có cải tiến gì quá lớn so với đàn anh tiền nhiệm của nó là chiếc G5. Rất nhiều chiếc máy ảnh được bán ra thị trường và chiếc G6 gần như “chìm nghỉm” trong đó bởi lẽ nó không có quá nhiều tính năng xuất sắc nổi trội. Giá của nó đã giảm khá nhiều và giờ Panasonic G6 là một trong trong những chiếc CSCvới kiểu dáng của DSLR rẻ nhất trên thị trường. Panasonic vẫn sử dụng cảm biến 16 MP cho các sản phẩm mới nhất của họ. Các thông số kỹ thuật của máy nhìn chung khá tốt.

Samsung NX1

Chiếc NX1 có tốc độ chụp sánh ngang với những chiếc DSLR tốt nhất hiện nay.

Cảm biến: APS-C

Độ phân giải: 28,2 MP

Kính ngắm: EVF

Màn hình: nghiêng, 3 inch, 1.036.000 chấm

Tốc độ chụp liên tiếp tối đa: 15 fps

Độ phân giải tối đa của video: 4K

Giá: 25.980.000 VNĐ

Ngược lại với chiếc G6 ở trên, chiếc Samsung NX1 lại là máy ảnh mang tinh hoa của công nghệ CSC, mặc dù điều này lại được thể hiện chủ yếu qua giá của máy. Nó thừa sức đánh bại cả những chiếc DSLR chụp hành động và thể thao chuyên nghiệp nhất với tốc độ chụp liên tiếp ngoài sức tưởng tượng của nó – 15 khung hình/s. Nó còn tạo ra những hình ảnh sắc nét nhất nhờ vào cảm biến CMOS BSI 28 MP của nó. Ngoài ra, máy còn có hệ thống lấy nét nhanh và tinh vi nhất và hệ thống quay video 4K. Chiếc NX1 này thực sự có thể đưa Samsung bước chân vào thị trường máy ảnh chuyên nghiệp.

Olympus OM-D E-M1

Máy sở hữu cảm biến Micro Four Thirds cùng với các tính năng ưu việt và thân máy mạnh mẽ.

Cảm biến: Micro Four Thirds

Độ phân giải: 16,3 MP

Kính ngắm: EVF

Màn hình: nghiêng, 3 inch, 1.037.000 chấm

Tốc độ chụp liên tiếp tối đa: 10 fps

Độ phân giải tối đa của video: 1080p

Giá: 40.291.000 VNĐ

Olympus MO-D E-M1 là chiếc CSC cảm biến Micro Four Thirds “pro” của Olympus. Giống như chiếc Samsung NX1, nó có giá thành khá cao. Tuy nhiên hệ thống lấy nét Hybrid nhanh, các tính năng nhiếp ảnh tiên tiến và hệ thống điều khiển cao cấp đã giúp Olympus OM-D E-M1 trở thành chiếc máy ảnh xuất sắc. Tốc độ chụp liên tiếp của máy được đánh giá là tuyệt vời – 10 khung hình/s. Công nghệ cảm biến Micro Four Thirds của máy đã được nâng tầm để tạo ra chất lượng hình ảnh sánh ngang với cảm biến APS-C của các máy ảnh không gương lật khác. Nếu “ngân sách” của bạn rủng rỉnh, hãy sắm thêm bộ len đẳng cấp “pro” 12-40 mm cho mình nhé.

Sony A7 II

Mẫu máy ảnh toàn khung xuất sắc với bộ ổn định hình ảnh 5 trục và một mức giá xứng tầm.

Cảm biến: toàn khung

Độ phân giải: 24,3 MP

Kính ngắm: EVF

Màn hình: 3 inch, 1.228.800 chấm

Tốc độ chụp liên tiếp tối đa: 5 fps

Độ phân giải tối đa của video: 1080p

Giá: 17.960.000 VNĐ

Chiếc A7 II này không sở hữu cảm biến độ phân giải cao nhất trong dòng A7 nhưng cảm biến toàn khung của nó vẫn chứa 24 triệu pixel và chế độ ổn định hình ảnh bên trong máy. Giá thành của nó đắt hơn chiếc A7 và kết quả của những bài thử trong phòng thí nghiệm không cho thấy được bất kì điểm vượt trội nào mà chiếc A7 II có được khi so với những máy ảnh APS-C đối thủ như chiếc Fuji và chiếc Samsung NX1, nhưng chiếc A7 II lại là một bước quan trọng trong quá trình phát triển của dòng máy ảnh compact, và chiếc A7 II được hỗ trợ bởi một bộ sưu tập lớn các loại ống kính chất lượng chuyên nghiệp.

(còn tiếp)

Hồng Ngọc

Theo Techradar

Websosanh.vn – Web so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!