So sánh máy ảnh Nikon vs Canon: cuộc chiến không cân sức (Phần I)

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Chủ đề về chất lượng máy ảnh của Nikon hay Canon tốt hơn luôn luôn nóng trong cộng đồng nhiếp ảnh gia. Khi so sánh các máy ảnh của Nikon và Canon, kết quả thường rất sát nút nhưng cả hai hãng đều có nhưng điểm nổi bật của riêng mình để thu hút người dùng.

Nikon vs Canon: so sánh về công nghệ cảm biến

Cả hai hãng NikonCanon đều mang đến cho người dùng nhiều loại máy ảnh trang bị với cảm biến có kích thước khá giống nhau, nhưng chất lượng hình ảnh không chỉ phụ thuộc vào kích thước cảm biến. Ngay khi một nhà sản xuất có bước tiến về công nghệ cảm biến thì những hãng khác sẽ nhanh chóng bắt kịp.

Đa số các mẫu máy ảnh DSLR mới nhất của hãng Nikon sử dụng thiết kế cảm biến mới giúp loại bỏ việc sử dụng bộ lọc thông thấp mà vẫn có thể tránh được hiện tượng moire hay méo hình. Bộ lọc là một thiết bị đứng trước cảm biến để lọc ánh sáng trước khi ánh sáng đến được cảm biến nên việc loại bỏ bộ lọc sẽ giúp máy ảnh lấy được nhiều chi tiết của ảnh hơn và có thể hoạt động tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng. Toàn bộ tất cả các mẫu máy ảnh của Nikon sử dụng cảm biến APS-C năm 2015 đã loại bỏ hoàn toàn bộ lọc thông thấp và một số lượng khá đáng kể các mẫu máy ảnh cảm biến full-frame chuyên nghiệp cũng đã loại bỏ bộ lọc này.

Ngược lại, hãng Canon lại chú trong hơn vào tăng độ phân giải cho cảm biến trang bị trong nhưng mẫu máy ảnh DSLR gần đây. Đa số các máy ảnh DSLR của Canon vẫn sử dụng bộ lọc thông thấp, mặc dù có mẫu EOS 5DS R không sử dụng. Thậm chí hãng Canon đã tuyên bố cho ra mắt mẫu máy ảnh DSLR cảm biến full-frame với độ phân giải lên tới 50 megapixel.

Mặc dù việc đánh giá một máy ảnh chỉ qua độ phân giải cảm biến là “nhìn mặt mà bắt hình dong”, việc máy ảnh có thể chụp được những bức ảnh độ phân giải cao giúp bạn có thể thoải mái in ảnh ra thành các bản lớn hay crop ảnh thoải mái mà không sợ mất chất lượng ảnh. Ví dụ như chiếc EOS 5DS có thể chụp ảnh với độ phân giải 8688 x 5792 trong khi một mẫu máy cùng loại Nikon D810 với cảm biến 36MP chỉ có thể chụp ảnh với độ phân giải tối đa là 7360 x 4912.

Mặc dù Nikon và Canon đang tập trung vào những mảng khác nhau của công nghệ cảm biến, cả hai hãng đều có nhưng mẫu máy ảnh DSLR có thể mang đến ảnh chất lượng rất cao. Tuy nhiên, thế không có nghĩa là máy ảnh của cả hai hãng đều cho ra ảnh tương tự nhau. Khả năng thu nhận màu sắc của máy ảnh giữa hai hãng khá khác nhau, nhưng máy ảnh của hãng nào có thể thụ nhận và hiển thị lại màu sắc tốt hơn tùy thuộc vào cảm nhận của từng người sử dụng.

Nikon vs Canon: so sánh về tốc độ chụp ảnh

Máy ảnh của cả Nikon và Canon đều có tốc độ tự động lấy nét rất nhanh, nhưng về tốc độ chụp burst thì có sự khác biệt nhỏ. Dòng máy DSLR thường khó có thể đạt tốc độ burst cao, trong khi có khá nhiều mẫu máy ảnh mirrorless có tốc độ chụp burst 10fps. Dòng máy DSLR có nhiều linh kiện bên trong hơn nên mất nhiều thời gian hơn để chụp một tấm ảnh, vì vậy tốc độ chụp burst thường không cao.

Hãng Canon thường có tốc độ chụp tốt với dòng máy DSLR cao cấp. Ví dụ, chiếc Canon EOS 7D Mark II có tốc độ chụp burst là 10fps, nhờ tốc độ này mà chiếc EOS 7D Mark II đang là một trong những mẫu DSLR tốt nhất cho dân chụp ảnh thể thao. Mẫu máy ảnh Nikon D7200 sử dụng cảm biến APS-C có tốc độ chụp ảnh burst là 6fps. Với những mẫu máy ảnh cao cấp hơn, ví dụ như chiếc Canon 1D X có tốc độ 14fps và chiếc Nikon D4S đối thủ có tốc độ là 11fps.

Ngược lại, hãng Nikon mang đến dòng máy sơ cấp với tốc độ chụp ảnh cao hơn so với dòng máy sơ cấp của Canon. Tất nhiên, sự cách biệt không thực sự lớn, ví dụ như chiếc Nikon D7200 có tốc độ là 6-fps so với chiếc Canon T6S có tốc độ là 5fps.

Nikon vs Canon: so sánh về khả năng điều khiển

Tuy hiệu suất của máy ảnh thuộc hai dòng máy khá sát nút nhau, về mặt khả năng điều khiển thì lại xuất hiện vài điểm khác biệt khá rõ. Khác biệt đầu tiên là các thuật ngữ mà Canon sử dụng khác các thuật ngữ mà Nikon sử dụng, dù các thuật ngữ đó cùng chỉ một thứ. Ví dụ, biểu tượng chữ “S” trên nút xoay của máy ảnh Nikon và biểu tượng hình chiếc TV trên máy ảnh Canon đều dùng để chỉ chế độ ưu tiên màn trập. Nikon cũng dùng thuật ngữ dễ hiểu hơn cho chế độ tự động lấy nét – Continuous Autofocus so với cái tên khá phức tạp của Canon – Al Servo Autofocus.

Thời lượng pin của máy ảnh cũng nghiêng về phía của hãng Nikon hơn, dòng máy ảnh của Nikon thường có thể chụp được nhiều ảnh hơn với một lần sạc. Ví dụ, chiếc D7200 có thời lượng pin gấp đôi so với chiếc Canon T6S cùng mức giá. Tuy không phải mọi mẫu máy ảnh của Nikon có pin tốt hơn máy của Canon, thông thường máy ảnh của Nikon có pin lâu hơn.

(còn tiếp)

Hồng Ngọc

Tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

So sánh máy ảnh Canon 7D và Nikon D300s

So sánh máy ảnh Canon 7D và Nikon D300s

Đây là cuộc cạnh tranh đầy căng thẳng giữa Canon 7D và Nikon D300s. Liệu Nikon hay Canon sẽ là người chiến thắng? Câu trả lời nằm trong tay bạn. Bạn hãy quyết định xem đâu là chiếc máy ảnh phù hợp với mình.

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!