Thẻ tín dụng bị khóa – nguyên nhân và cách xử lý

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Nếu bạn thanh toán bằng thẻ tín dụng và có thông báo thẻ đã bị khóa thì những thông tin dưới đây có thể giúp ích cho bạn

Thẻ tín dụng đang ngày càng trở thành phương tiện thanh toán thông dụng được nhiều người lựa chọn vì hình thức mua bán qua mạng có nhiều tiện lợi, đồng thời người dùng cũng được hưởng nhiều chế độ khuyến mãi, giảm giá tốt hơn.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng không phải lúc nào cũng “mượt mà” mà cũng có thể có nhiều trục trặc và một trong những vấn đề mà người dùng hay gặp phải khi thanh toán với thẻ tín dụng là thẻ báo bị khóa?

Vậy nguyên nhân thẻ tín dụng bị khóa là vì sao? giải quyết tình huống này như thế nào? Cùng Websosanh tìm hiểu và cho mình câu trả lời.

1. Tại sao thẻ tín dụng bị khóa?

Có nhiều nguyên nhân khiến thẻ tín dụng của bạn bị khóa, và những nguyên nhân chính có thể là:

– Không sử dụng thẻ để thanh toán trong thời gian dài

Khá nhiều các tổ chức tài chính và ngân hàng không cho phép người dùng sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán nếu trong thời gian dài liên tiếp: vài tháng tới 1 năm tùy từng đơn vị. Do đó, để đảm bảo thẻ luôn ở trạng thái hoạt đông thì trong 1 tháng ít nhất từ 1-2 lần người dùng nên dùng thẻ tín dụng để mua sắm.

– Nợ quá hạn chưa thanh toán

Thẻ tín dụng cho phép người dùng có thể ứng tiền của ngân hàng trước để thanh toán các hàng hóa, dịch vụ mà người dùng thẻ mua. Tuy nhiên, trong thời hạn nhất định, thường là 45 ngày người dùng phải có trách nhiệm trả lại số tiền đã mượn (thanh toán). Nếu quá thời hạn này, ngân hàng sẽ bắt đầu tính lãi, và khóa thẻ của bạn.

– Thẻ tín dụng đã không còn hiệu lực

Tại Việt Nam thì ngoài ngân hàng ra chỉ có số ít tổ chức tài chính khác cung cấp thẻ tín dụng như FE Credit, Home Credit,… Đôi khi, những tổ chức tín dụng thường cập nhật và đánh giá những sản phẩm của họ sao cho phù hợp với thị trường nhất. Từ đó, họ sẽ bỏ qua những sản phẩm cũ, bị lỗi thời hoặc không được ưa chuộng. Để tránh trường hợp thẻ không còn hiệu lực nữa mà bạn vẫn sử dụng thanh toán sẽ báo khóa.

– Ngân hàng, tổ chức cấp thẻ ngưng hoạt động

Trường hợp này khá ít xảy ra tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn làm thẻ tín dụng của các ngân hàng nhỏ, không có nhiều uy tín trên thị trường, thì nguy cơ phá sản hoặc ngưng hoạt động sau một thời gian là khá cao. Đương nhiên, trường hợp này bạn cũng không thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán được nữa.

2. Làm gì khi thẻ tín dụng bị khóa

Từ những nguyên nhân trên đây, tùy từng vấn đề mà bạn đưa ra cách giải quyết cho việc thẻ tín dụng của mình bị khóa.

– Trong trường hợp thẻ tín dụng bạn không sử dụng trong thời gian dài, bị khóa bạn có thể liên hệ với ngân hàng và làm các thủ tục mở khóa và chú ý việc thường xuyên sử dụng thẻ hơn

– Với việc nợ chưa thanh toán, cách duy nhất chính là thanh toán nợ với ngân hàng

Với 2 trường hợp còn lại, người dùng chỉ có thể làm lại một thẻ tín dụng khác từ ngân hàng hoặc tổ chức khác.

Tin tức về

Khi nào nên mua bảo hiểm nhân thọ, độ tuổi nào, cho ai trong gia đình?

Khi nào nên mua bảo hiểm nhân thọ, độ tuổi nào, cho ai trong gia đình?

Bảo hiểm nhân thọ có tốt không? Khi nào nên mua bảo hiểm nhân thọ thì tốt nhất? Đây là những câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm và muốn được giải đáp khi tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ. Để có được câu trả lời chính xác nhất, bạn hãy tham khảo bài viết này.
Luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô: phạm vi, giám định tổn thất và mức chi trả

Luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô: phạm vi, giám định tổn thất và mức chi trả

Theo quy định hiện hành của Nhà Nước, bất kỳ xe ô tô lưu thông trên đường đều có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xe ô tô. Việc này có thể bảo vệ quyền lợi của chính bạn khi gặp sự cố ngoài ý muốn. Vậy bảo hiểm xe ô tô là gì và luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô như thế nào? Cùng Websosanh tìm hiểu nhé!