Thẻ tín dụng phụ là gì? có nên mở thẻ tín dụng phụ?

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Thẻ tín dụng đang được sử dụng ngày càng phổ biến ở Việt Nam trong thanh toán chi tiêu mua sắm của nhiều người với ưu điểm chi tiêu trước – thanh toán sau kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn khác. Vậy thẻ tín dụng phụ là gì? có nên mở thẻ tín dụng phụ?

Thẻ tín dụng có hai loại: thẻ tín dụng chính và thẻ tín dụng phụ. Thẻ chính được biết đến khá rộng rãi. Tuy nhiên, thẻ phụ là một khái niệm còn khá xa lạ đối với phần đông khách hàng.  Vậy hãy cùng tìm hiểu xem thẻ tín dụng phụ là gì , ưu điểm và hạn chế của thẻ tín dụng phụ để trả lời cho câu hỏi có nên mở thẻ tín dụng phụ không nhé!

Thẻ tín dụng phụ là gì?

Ngoài câu hỏi thẻ tín dụng là gì? thì thẻ tín dụng phụ là gì cũng nhận được sự thắc mắc không kém. Đây là loại thẻ do bạn đăng ký phát hành bổ sung cho người khác và không cần chứng minh thu nhập. Mục đích chính của thẻ tín dụng phụ là mở rộng số lượng người được sử dụng hạn mức tín dụng, thay vì chỉ có bạn thì sẽ có thêm người thân của bạn được dùng. Thẻ phụ được phát hành sau thẻ chính, và chịu chi phối bởi thẻ chính.

 

 

Tóm lại: Thẻ tín dụng chính là thẻ do chủ tài khoản phát hành cho chính mình, còn thẻ tín dụng phụ là thẻ do chủ thẻ chính đăng ký phát hành bổ sung cho người khác nhằm chia sẻ tiện ích thẻ tín dụng của mình tới các thành viên trong gia đình hay bạn bè. Chỉ có chủ thẻ chính mới có quyền yêu cầu mở thẻ phụ và hạn mức thẻ cho một hay nhiều người khác.

Điều kiện mở thẻ tín dụng phụ

 

Điều kiện mở thẻ tín dụng phụ khá đơn giản, bởi hầu hết  chủ thẻ không cần chứng minh thu nhập, thủ tục đơn giản. Và yêu cầu độ tuổi được sử dụng thẻ chỉ là từ 15 tuổi trở lên.

Hiện nay đa số các ngân hàng đều hạn chế số lượng thẻ tín dụng phụ được mở kèm là 2, nhưng cũng có ngân hàng/ công ty tài chính cho phép nhiều hơn. Hạng thẻ phụ chỉ được bằng hoặc thấp hơn hạng thẻ chính. Ví dụ thẻ chính có hạng vàng thì thẻ phụ chỉ có thể là hạng vàng hoặc hạng chuẩn.

Một số lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng phụ

 

 

 

 

Việc mở rộng số lượng người được phép sử dụng hạn mức tín dụng của mình cũng đồng nghĩa với lượng chi tiêu tăng lên, rủi ro tín dụng từ đó cũng tăng lên, do đó bạn cần lưu ý những điều này:

– Tùy vào quy định của từng ngân hàng, thẻ tín dụng phụ sẽ được miễn phí thường niên hay không. Nếu có, thông thường phí thường niên thẻ phụ chỉ bằng 50% phí thường niên thẻ chính. Tuy nhiên, chủ thẻ phụ được sử dụng tất cả dịch vụ như thẻ chính và mọi giao dịch đều được tính chung vào hạn mức của thẻ chính. Bảng sao kê hàng tháng vẫn liệt kê tất cả các giao dịch của cả thẻ chính và thẻ phụ.

– Nên đặt hạn mức cho thẻ tín dụng phụ để đảm bảo an toàn tài chính: Không giống như thẻ ghi nợ, chủ tín dụng phụ có quyền tiếp cận và chi tiêu hết hạn mức tín dụng giống như thẻ chính. Con cái, người thân đôi khi có được thẻ là chi tiêu “vô tội vạ” nếu bạn không nhắc nhở; tới ngày sao kê thì tá hỏa vì số tiền chi tiêu vượt quá nhiều so với thu nhập của bạn, nghiêm trọng hơn thì sẽ phải chịu phí phạt và lãi suất vả lại rất cao vì không thể trả đủ và đúng hạn cho ngân hàng. Bởi vậy đây là một điều rất đáng lưu tâm.

Có nên mở thẻ tín dụng phụ?

 

Việc mở thẻ tín dụng phụ, điều kiện và thủ tục đăng ký đơn giản hơn rất nhiều so với mở một chiếc thẻ tín dụng chính và thông thường bạn sẽ được miễn phí thường niên do đó sẽ tiết kiệm được một khoản tiền nhất định. Có thể nói, với thẻ tín dụng phụ, chủ thẻ chính dễ dàng chia sẻ tiện ích thẻ tín dụng của mình với người thân và bạn bè, chủ thẻ phụ cũng được chi tiêu trước – thanh toán sau một cách tiện lợi, nhanh chóng và tận hưởng trọn vẹn ưu đãi ngang bằng chủ thẻ chính.

Tuy nhiên, chủ thẻ chính nên kiểm soát việc chi tiêu của chủ thẻ phụ để tránh trường hợp chủ thẻ phụ “vung tay quá trán”.

 

 

Tin tức về

Khi nào nên mua bảo hiểm nhân thọ, độ tuổi nào, cho ai trong gia đình?

Khi nào nên mua bảo hiểm nhân thọ, độ tuổi nào, cho ai trong gia đình?

Bảo hiểm nhân thọ có tốt không? Khi nào nên mua bảo hiểm nhân thọ thì tốt nhất? Đây là những câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm và muốn được giải đáp khi tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ. Để có được câu trả lời chính xác nhất, bạn hãy tham khảo bài viết này.
Luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô: phạm vi, giám định tổn thất và mức chi trả

Luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô: phạm vi, giám định tổn thất và mức chi trả

Theo quy định hiện hành của Nhà Nước, bất kỳ xe ô tô lưu thông trên đường đều có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xe ô tô. Việc này có thể bảo vệ quyền lợi của chính bạn khi gặp sự cố ngoài ý muốn. Vậy bảo hiểm xe ô tô là gì và luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô như thế nào? Cùng Websosanh tìm hiểu nhé!