Thớt gỗ có nguồn gốc từ thiên nhiên sau khi qua bàn tay khéo léo của con người và thiết bị máy móc hiện đại, nó trở nên nhẵn bóng, láng mịn, cùng với nhiều kiểu dáng phong phú, kích thước phù hợp sẽ giúp bạn thích thú hơn với công việc nấu nướng hàng ngày. So với các loại thớt có chất liệu khác thì thớt gỗ an toàn hơn vì được làm từ gỗ thiên nhiên nên không chứa các hóa chất độc hại. Khi cắt thái bằng loại thớt này, nếu có những vụn gỗ thì cũng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Thớt gỗ cần phải được giữ sạch sẽ và bảo quản hàng ngày như là chà sạch bằng hỗn hợp nước xà phòng pha loãng với nước nóng sau khi sử dụng. Không được ngâm thớt hoặc bất kỳ đồ dùng bằng gỗ khác trong nước không chúng sẽ bị nứt và cong vênh.
Vệ sinh thớt sạch sẽ trước và sau khi chế biến thực phẩm cũng rất quan trọng, vì thớt có ảnh hưởng rất lớn tới an toàn trong bữa ăn. Một chiếc thớt bẩn nếu không được vệ sinh kỹ sau khi sử dụng sẽ mang theo vi khuẩn có hại vào món ăn của gia đình bạn. Khi vệ sinh thớt, bạn không nên sử dụng quá nhiều hóa chất tẩy rửa. Thay vào đó, bạn nên sử dụng những chất tẩy rửa tự nhiên như chanh, muối hạt, giấm trắng, nước sôi để chà lên mặt thớt, giúp việc làm sạch nhanh và an toàn hơn. Cần có các loại thớt để dùng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín, không sử dụng lẫn lộn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Một số người dùng một ít chất tẩy sau khi sử dụng thớt để cắt thịt sống như một cách đề phòng nhiễm khuẩn nhưng cách này có thể khiến bề mặt thớt bị khô. Tùy thuộc vào độ sử dụng thường xuyên thớt và thìa bằng gỗ, bạn cũng nên bôi trơn giúp duy trì bề mặt của thớt và giữ cho chúng khỏi bị khô. Cách để bôi trơn và bảo quản thớt gỗ
1. Dùng muối để tẩy rửa thớt là một cách làm cực kỳ hiệu quả, chỉ cần:
– Một nửa cốc muối. – Một bát nước nóng. – Một miếng bọt biển rửa bát. – Khăn lau.
Bước 1: Rắc muối, lấy một nắm muối và rải lên trên bề mặt thớt. Muối là chất tẩy tự nhiên, nó sẽ hút các loại màu ố cho tới mùi của thực phẩm còn vương lại trên thớt.
Bước 2: Rửa bằng nước nóng, dùng miếng bọt biển thấm nước nóng chà lên phần thớt đã rắc muối. Bạn có thể tiếp tục rắc muối và cọ rửa với nước nóng cho tới khi mọi vết ố bẩn và mùi bám sạch hết.
Bước 3: Lau sạch thớt, lau sạch muối và nước bằng một chiếc khăn sạch. Sau đó dựng thớt lên cho khô hoàn toàn. 2. Dùng muối và chanh để làm sạch thớt:
– Rắc ít muối hạt (muối thô) lên mặt thớt. Nếu không có muối, hãy dùng bột nở (baking soda) để thay thế.
– Sử dụng 1/2 quả chanh với mặt cắt xuống, nhúng vào chỗ muối trước đó và chà xuống khắp mặt thớt theo hình vòng tròn, bóp nhẹ để vắt nước chanh và chà dễ hơn.
– Để yên trong 5 phút, và sau đó cạo sạch chất lỏng bẩn màu xám. Sau đó, rửa thớt dưới vòi nước đang chảy để nước chanh và muối trôi hết. Lau sạch thớt bằng khăn lau chén và dùng khăn giấy thấm khô hết lớp nước còn bám trên thớt. Thớt phải thật khô trước khi được bôi trơn. * Những thứ bạn cần để bôi trơn là:
– Thớt, thìa, hoặc đồ dùng khác bằng gỗ. – Vải mềm hoặc khăn giấy sạch. – Dầu khoáng hoặc dầu thực phẩm (food-grade) khác hoặc hỗn hợp yêu thích.
Bước 1: Sau khi đã cọ thật sạch thớt và đồ dùng gỗ. Hãy chắc chắn thớt của bạn càng sạch càng tốt và triệt để khô.
Bước 2: Rót dầu khoáng lên thớt, dùng chổi quét ra khắp mặt để tiết kiệm thời gian. Để dầu ngấm vào thớt qua đêm nếu có thể, hoặc ít nhất là một vài giờ. Để càng lâu càng tốt.
Bước 3: Cuối cùng, bạn chỉ việc loại bỏ các phần dầu thừa bằng vải mềm hoặc khăn giấy sạch trước khi sử dụng.
Một vài cách khử mùi cho thớt gỗ
– Ngâm thớt từ 3 – 4 phút trong hỗn hợp nước vo gạo pha muối rồi dùng khăn chùi kỹ. Sau đó lấy nước nóng tráng qua, đảm bảo mùi của thớt sẽ hết ngay. – Một cách khác đơn giản hơn là các bạn dùng hành tây chùi thớt vài lần rồi rửa lại với nước nóng. – Nếu thớt đặc biệt là thớt gỗ quá nặng mùi do sau khi làm cá xong thì bạn chỉ cần nhỏ một ít dấm hoặc vắt nửa quả chanh rồi đem phơi khô thớt, sau đó rửa sạch, chắc chắn thớt nhà bạn sẽ không còn mùi tanh nũa. – Nếu thớt có dấu hiệu quá cũ như mủn, mốc… để đảm bảo an toàn tốt nhất là bạn nên thay một chiếc thớt mới.