Tiêu chuẩn hữu cơ EU là gì và các tổ chức cấp chứng nhận organic châu Âu tại Việt Nam

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Để đảm bảo sản phẩm mua được đúng là hàng organic thì một trong những dấu hiệu là nó được dán nhãn chứng nhận hữu cơ châu âu tiêu chuẩn EU.

Các thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn khi mà tình trạng an toàn thực phẩm do những người sản xuất sử dụng quá nhiều hóa chất, chất bảo vệ thực vật, kháng sinh…khiến ảnh hướng tới sức khỏe của người sử dụng.

chuẩn hữu cơ châu Âu
Các thực phẩm hữu cơ ngày càng có sự quan tâm đặc biệt từ người tiêu dùng tại Việt Nam.

Các thực phẩm hữu cơ thường có mức giá đắt hơn so với các dòng thực phẩm khác là do được sản xuất dưới quy chuẩn đặc biệt, vô cùng khắt khe với chi phí kiểm duyệt kỹ càng. Tuy nhiên, một vấn đề nổi cộm lên là nhiều sản phẩm được người bán quảng cáo là “hữu cơ” nhưng không thực sự là hữu cơ. Và để đảm bảo mua được đúng các sản phẩm hữu cơ, thì người tiêu dùng cần chú ý tới các nhãn hưu cơ của thực phẩm đó. Một trong những chứng nhận hữu cơ phổ biến tại thị trường Việt Nam hiện nay là chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn châu Âu.

Vậy chứng nhận này là gì, mang ý nghĩa như thế nào và quy trình đạt chứng nhận ra sao?

1. Ý nghĩa Quy định chứng nhận hữu cơ Châu Âu theo tiêu chuẩn hữu cơ EU

Với các thực phẩm được dán nhãn chứng nhận hữu cơ châu Âu theo tiêu chuẩn hữu cơ EU thì người tiêu dùng được đảm bảo rằng sản phẩm hữu cơ luôn tuân thủ chặt chẽ những yêu cầu bắt buộc mà quy trình chứng nhận hữu cơ EU đem lại. Các sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu này sẽ không được dán nhãn hữu cơ và lập tức bị loại bỏ khỏi nhóm sản phẩm hữu cơ ở tất cả các quốc gia thành viên.

chuẩn hữu cơ châu Âu
Nhãn chứng nhận hữu cơ tiêu chuẩn EU

2. Các thông tin cần biết và các quy trình cấp chứng nhận hữu cơ Châu âu tiêu chuẩn EU

– Quy định:

Các quy trình phải đảm bảo đồng nhất việc “hữu cơ” cho cả sản xuất lẫn tiêu dùng.

– Nội dung chính trong quy trình cấp chứng nhận hữu cơ EU từ sản xuất chế biến tới dán nhãn bao gồm :

Quy định về các cây trồng và các sản phẩm từ canh tác theo tiêu chuẩn liên minh Châu Âu-EU

Các ghi chép, dữ liệu về hạt giống bao gồm nguồn cung cấp hạt giống hữu cơ và tài liệu tuyên truyền.

Quy định về chăn nuôi bao gồm thịt và các sản phẩm chiết xuất từ sữa theo tiêu chuẩn liên minh Châu Âu-EU

Quy định về các sản phẩm đã qua chế biển, các loại thủy sản, đồ khô và rượu hữu cơ ( Bao gồm xu hướng trồng nho để sản xuất rượu)

– Quy định thương mại trong quy trình cấp chứng nhận hữu cơ Châu Âu:

Quy định trao đổi thương mại nông thủy sản hữu cơ.

Quy định vấn đề về các tổ chức liên quan.

Quy định về các đối tác thương mại của EU.

– Định hướng cho sản xuất hữu cơ để xin cấp chứng nhận hữu cơ EU bắt đầu từ năm 2014:

Bao gồm 18 định hướng nhằm đạt được các mục tiêu cần thiết để phát triển sản phẩm hữu cơ, tăng cường hiệu quả và niềm tin của người tiêu dùng.

– Các dữ liệu báo cáo và thống kê trong quy trình cấp chứng nhận hữu cơ EU :

Các báo cáo nông nghiệp hữu cơ tại Châu Âu năm 2013 và sự phát triển ngành này.

Các báo cáo mới nhất ở các nước trong liên minh Châu Âu.

Các nội dung tư vấn từ chuyên gia.

Các hoạt động cụ thể của các nhóm chuyên gia về các hoạt động tư vấn kỹ thuật phục vụ cho sản xuất, canh tác hữu cơ.

Các bản khuyến cáo đặc biệt đến từ các nhóm chuyên gia.

Các nội dung tài liệu dành riêng cho đối tượng tiêu dùng trẻ em.

3. Cách dãn nhãn logo trong quy trình cấp chứng nhận hữu cơ EU

Nhãn logo EU trong quá trình cấp những nhận hữu cơ đảm bảo cho người tiêu dùng thấy rằng:

– Quá trình sản xuất tự nhiên và bền vững.

– Các tổ chức kinh doanh, nông trại hữu cơ luôn được kiểm tra và kiểm soát ít nhất một năm một lần nhằm đảm bảo các quy định về hữu cơ và bảo vệ người tiêu dùng.

– Động vật phải được nuôi thả tự do và tuân thủ các điều kiện hữu cơ.

– Nông nghiệp hữu cơ không bao gồm sản phẩm biến đổi gen.

– Mọi hóa chất trừ sâu, phân bón và các loại kháng sinh là bị nghiêm cấm dưới mọi trường hợp.

– Giới hạn vô cùng khắt khe về các chất phụ gia trong nông nghiệp hữu cơ.

– Các sản phẩm chỉ được cung cấp tại các kênh phân phối hữu cơ và phải được đảm bảo tuân theo tất cả các quy định về môi trường.

4. Cơ quan ủy quyền cấp quy trình cấp chứng nhận hữu cơ EU- Châu Âu tại Việt Nam

– Agreco R.F. Göderz GmbH: Cung cấp sản phẩm thực vật và thủy sản chưa chế biến.

– Bio.inspecta AG: Cung cấp sản phẩm thực vật và thủy sản chưa chế biến.

– Bioagricert S.r.l.: Cung cấp sản phẩm thực vật và thủy sản chưa chế biến.

– CERES Certification of Environmental Standards GmbH: Cung cấp sản phẩm thực vật, động vật sống và thủy sản đã chế biến.

– Control Union Certifications: Cung cấp tất cả sản phẩm trừ hạt giống.

– Ecocert SA: Cung cấp sản phẩm thực vật, động vật sống và thủy sản đã chế biến.

– IMO Control Private Limited: Cung cấp sản phẩm thực vật và thủy sản đã chế biến.

– IMOswiss AG: Cung cấp sản phẩm thực vật, thủy sản rong biển chưa và đã chế biến.

– Istituto Certificazione Etica e Ambientale: Sản phẩm thủy sản đã qua chế biến.

– Soil Association Certification Limited: Cung cấp sản phẩm thực vật và thủy sản đã chế biến.

– Organic Agriculture Certification Thailand: Cung cấp sản phẩm thực vật và thủy sản đã chế biến.

– OneCert International PVT Ltd: Cung cấp sản phẩm thực vật và thủy sản đã chế biến.

– Kiwa BCS Öko-Garantie GmbH: Các sản phẩm thực vật, động vật chưa qua chế biến và các sản phẩm thủy sản đã qua chế biến.

Tổ chức Control Union Certifications đã được USDA ủy quyền hiện đang có các văn phòng hoạt động tại Việt Nam:

Tại TP.HCM: 182-184 Bùi Tá Hán, An Phú, Q.2. Điện thoại: 08 6281 3361

Tại Bà Rịa – Vũng Tàu: Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa, Vũng Tàu. Điện thoại: 064 392 3610

Tại Hải Phòng: 37 Nguyễn Trãi, Máy Tơ, Ngô Quyền, Hải Phòng. Điện thoại: 031 3652 902

Tại Cần Thơ: Địa chỉ: 62 B1 Ung Văn Khiêm, Cái Khế, Ninh Kiều, Cần Thơ

Tin tức về Tư vấn mua sắm

Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!