Trong một ngày, nhiệt độ màu của ánh sáng thay đổi liên tục và cân bằng trắng chính là quá trình loại bỏ sự mất cân bằng màu do nhiệt độ màu tạo ra. Mắt con người xử lý màu sắc tốt hơn vậy nên chúng ta luôn thấy rõ được phần nào nên để màu trắng ở trong ảnh. Nhưng máy ảnh không thể làm được như mắt chúng ta.
Nhiệt độ màu
Khi tôi đã nói ở trên, các thời điểm khác nhau trong ngày sẽ tạo nên nhiệt độ màu khác nhau. Ánh sáng được đo bằng bằng đơn vị kelvin, ánh sáng trung tính được tạo ra ở 5000 k (kelvin).
Nhìn vào danh sách dưới đây, bạn sẽ thấy các nhiệt độ màu khác nhau tương ứng với các loại ánh sáng khác nhau.
• 1000-2000k: Nến
• 2500-3500k: Đèn sợi đốt (bóng đèn tròn thông thường)
• 3000-4000k: Bình minh/hoàng hôn (trời quang)
• 4000-5000k: Đèn huỳnh quang
• 5000-5500k: Đèn flash điện tử
• 5000-6500k: Ánh sáng ban ngày (trời quang và có mặt trời)
• 6500-8000k: Trời có mây (Thời tiết ôn hòa)
• 9000-10000k: Trời nhiều mây đen, sắp chuyển mưa
Các chế độ Cân bằng trắng
Nếu bạn nhìn kỹ bảng ký hiệu của tôi, bạn hẳn sẽ nhận ra chúng trong chiếc DSLR của bạn. 3 biểu tượng đầu tiên là dải nhiệt độ màu. Chế độ Auto White Balance (AWB) đã được cải tiến rất nhiều, nó cài đặt nhiệt độ màu cực chuẩn cho cả những trường hợp ánh sáng phức tạp nhất. Chế độ Custom White Balance cho phép người dùng tự cài đặt chế độ cân bằng trắng bằng cách sử dụng tấm đo sáng xám (thang ánh sáng xám 18%). Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường sử dụng chế độ này trong studio, ở đó thường cần một phông nền trắng cực chính xác.
Cài đặt độ Kelvin sẽ cho phép bạn cài đặt nhiệt độ màu tùy ý, chúng đều cho kết quả rất chính xác.
Các biểu tượng còn lại đều liên quan đến các mức nhiệt độ màu khác nhau đã được đề cập ở trên. Bạn nên chú ý là đèn sợi đốt sẽ tạo ra lớp phủ màu cam trên ảnh trong khi đèn huỳnh quang thì tạo ra một màu xanh nhạt.
Các lưu ý khi sử dụng chế độ Cân bằng trắng
Như đã nói ở trên, sử dụng AWB sẽ làm bạn mất khá nhiều thời gian. Điều này cũng đúng phần nào nếu bạn sử dụng nguồn chiếu sáng bên ngoài (ví dụ như đèn chớp), chúng sẽ phát ra ánh sáng trung tính và lượng ánh sáng này sẽ triệt tiêu các lớp phủ ám màu. Một vài đối tượng chụp sẽ gặp vấn đề nếu bạn sử dụng AWB, ví dụ như khi ảnh có tông màu quá ấm hoặc quá lạnh. Máy ảnh có thể hiểu nhầm những đối tượng này làm mất cân bằng màu của ảnh và chế độ AWB sẽ cố gắng điều chỉnh lại. Ví dụ như với một bức ảnh có tông màu quá ấm, máy ảnh sẽ phủ một lớp màu xanh nhạt lên ảnh để cân bằng màu sắc. Và như thế ảnh trông khá là buồn cười.
Một vấn đề khác của chế độ AWB đó là ánh sáng bị trộn lẫn (ví dụ như khi ảnh có sự kết hợp của nguồn sáng môi trường và nguồn sáng nhân tạo). Nhìn chung, đối với nguồn sáng môi trường bạn nên điều chỉnh độ cân bằng trắng bằng tay, mọi thứ sẽ được chiếu sáng với một tông màu ấm. Các tông màu ấm sẽ thu hút hơn là các tông màu lạnh.
Tổng kết
Tính năng Cân bằng trắng của các máy DSLR “đập tan” nhu cầu về các bộ lọc đắt tiền để loại bỏ mất cân bằng màu, bởi vì nó đã giúp máy ảnh có được sự biến đổi nhiệt độ màu chính xác. Hiểu biết về các chế độ cân bằng trắng sẽ giúp bạn sửa chữa các lỗi mà AWB mắc phải.
Hồng Ngọc
Theo Camerasabout
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam