Tình trạng bị táo bón là rất thường gặp ở trẻ em, thậm chí nhiều bé còn bị táo bón lâu năm. Tuy không quá nguy hiểm, nhưng táo bón gây khó chịu cho bé, đồng thời là nguyên nhân dẫn tới còi xương, chậm lớn ở trẻ.
Đương nhiên, tình trạng táo bón đặc biệt là táo bón ở các bé sơ sinh, thậm chí là ở các bé chưa ăn dặm khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng, không biết xử lý như nào. Nhiều mẹ sau khi thử các cách để làm giảm tình trạng táo bón ở bé đã lựa chọn sử dụng thuốc để bơm thụt hậu môn cho bé.
Tuy nhiên có nên thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh không?
Thuốc bơm thụt hậu môn là thuốc gì?
Thành phần chính của dung dịch thuốc thụt hậu môn là Microclismi®, nó chứa hoạt chất glycerol, là một thuốc nhuận trường. Thuốc này giúp ruột giữ nước và làm mềm phân. Vì vậy, thuốc Microclismi® có tác dụng điều trị táo bón và làm sạch đường ruột trước khi bắt đầu thực hiện thủ thuật y khoa ở trực tràng hoặc ruột non.
Chính vì thế, nhiều người sử dụng thuốc này như là biện pháp để xử lý tình trạng táo bón ở bé sơ sinh nhà mình.
Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không?
Câu trả lời là tùy, và phải theo chỉ định từ bác sĩ, cũng như không nên lạm dụng.
Cụ thể, tháo thụt có thể cho kết quả ngay lập tức nhưng do hậu môn mà trực tiếp là niêm mạc trực tràng rất móng và có hệ mạch máu dày đặc (nhất là ở trẻ sơ sinh), nên việc thụt sẽ có nguy cơ rất lớn gây tổn thương niêm mạc trực tràng, chảy máu dẫn tới nhiễm trùng trực tràng.
Việc thụt tháo thường xuyên còn gây nên vấn đề mất phản xạ đi cầu tự nhiên, khiến bé có thể “nghiện thụt” hoặc là đi vệ sinh không ý thức sau này, ngoài ra, còn gây ra tình trạng nguy hiểm khác là phình trực tràng…
Chính vì thế, thụt hậu môn chỉ là biện pháp cuối cùng sau tất cả các biện pháp khác để chứa táo bón. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, thụt hậu môn cần phải có chỉ định từ bác sĩ để tránh gây những biến chứng nguy hiểm.
Vậy làm gì khi bé sơ sinh bị táo bón?
Có rất nhiều biện pháp để xử lý khi bé sơ sinhh bị táo bón như là thay đổi khẩu phần ăn “xanh” hơn ở mẹ cho con bú, hoặc thay đổi sữa công thức (nếu bé uống sữa ngoài), và bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ đã ăn dặm…
Chi tiết xem thêm làm gì khi bé sơ sinh bị táo bón.