10 điều hữu ích dành cho nhiếp ảnh gia chụp phong cảnh (phần 1)

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 10 điều bổ ích để giúp bạn chụp ảnh phong cảnh một cách hiệu quả hơn.

Lời nói đầu

Một người chụp phong cảnh giỏi không phải là người chụp bất cứ cảnh gì ngay khi họ nhìn thấy mà là người biết hồi tưởng những khoảnh khắc và xúc cảm khi nhìn phong cảnh ấy lần đầu tiên.

Nghe có vẻ là một yêu cầu cao siêu nhưng thực ra đạt được nó không khó như bạn tưởng. Bạn chỉ cần ghi nhớ 10 điều sau đây.

Khẩu độ nhỏ và nguyên tắc lấy nét chuẩn xác

Thường thì một bức ảnh phong cảnh đẹp đòi hỏi các chi tiết ở gần và ở xa đều phải sắc nét. Điều đó đồng nghĩa là bạn cần có độ sâu trường ảnh hợp lý. Vì vậy khẩu độ nhỏ chính là giải pháp cho bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ chọn f/16 hay f/22 rồi mong đợi kì tích xảy ra thì chưa đủ. Bạn cần lấy nét đúng điểm để có được tận dụng được toàn bộ độ sâu của trường ảnh – vùng ảnh sắc nét mở ra ở phía trước và phía sau điểm lấy nét.

Nói chung, độ sâu trường ảnh mở rộng ở phía sau gấp 2 lần ở phía trước điểm lấy nét. Điều đó có nghĩa là nếu bạn lấy nét ở đường nằm ngang thì một vùng nhỏ ở phía trước đường nằm ngang đó sẽ rất sắc nét nhưng đa số độ sâu trường ảnh bị lãng phí vì nó mở rộng ở phía đối nghịch với đường nằm ngang này. Thay vì làm vậy, bạn hãy lấy nét tại điểm có vị trí bằng 1/3 khoảng cách đến cảnh. Đây gọi là kỹ thuật căn siêu nét.

Tránh nhiễu xạ

Mặc dù khẩu độ nhỏ có thể tạo ra độ sâu trường ảnh mở rộng nhưng nó cũng làm tăng mức độ ảnh hưởng của nhiễu xạ. Sự nhiễu xạ là quá trình ánh sáng bị bẻ cong khi nó đi qua lá khẩu của ống kính.

Quá trình bẻ cong này chặn ánh sáng khiến máy không thể lấy nét đúng điểm (trên cảm biến hình ảnh) và nó sẽ dẫn đến hậu quả ảnh bị mờ. Khẩu độ càng nhỏ thì tỉ lệ ánh sáng bị bẻ cong càng lớn cho ảnh sẽ càng mờ.

Vì vậy tránh để khẩu độ quá nhỏ là việc rất quan trọng bởi vì ảnh sẽ mờ hơn khi bạn sử dụng khẩu độ rộng hơn, thậm chí cả ở tại điểm lấy nét.

Có một cách để tạo ra ảnh với độ sâu trường ảnh mở rộng, đó là kết hợp ảnh đã chụp với khả năng lấy nét cài đặt cho các khoảng cách khách nhau. Kỹ thuật này được gọi là chụp chồng ảnh, bạn có thể thực hiện nó với bất kỳ phần mềm nào hỗ trợ tính năng layer, ngoài ra còn có các gói phần mềm chuyên dụng để bạn sử dụng.

Cài đặt mặc định độ nhạy sáng thấp luôn là sự lựa chọn hàng đầu

Nếu bạn muốn có được những bức ảnh sắc nét với độ nhiễu thấp nhất thì cài đặt độ nhạy sáng thấp là vô cùng cần thiết. Các máy ảnh có cài đặt độ nhạy sáng thấp như ISO 50 hay 64. Điều này rất hữu ích cho việc kéo dài thời gian phơi sáng, máy sẽ rạo ra được những bức ảnh có độ nhạy sáng thấp hơn cả độ nhạy sáng mặc địch thấp nhất. Theo như nguyên tắc thì mức độ nhạy sáng mặc định thấp nhất cho máy ảnh là ISO 100.

Ống kính góc rộng không phải lựa chọn duy nhất

Ống kính góc rộng luôn là lựa chọn hàng đầu khi chụp ảnh phong cảnh bởi lẽ nó cho phép người thu được nhiều hình ảnh vào trong khung hình và tạo ra độ sâu trường ảnh mở rộng. Tuy nhiên đó không phải là chọn lựa duy nhất của bạn. Đôi khi bạn sẽ thấy ống kính tele cũng rất hữu ích bởi vì khi dùng loại ống kính này bạn có thể đóng khung một chi tiết ở khoảng cách xa và loại bỏ foreground . Tuy nhiên vấn đề của ống kính tele đó là nó không tạo ra đươc độ sâu trường ảnh ở khẩu độ bất kỳ như ống kính góc rộng.

Sử dụng chân máy ảnh

Nếu bạn thực sự muốn trở thành nhiếp ảnh gia chụp phong cảnh thì bạn sẽ cần đến một chiếc chân máy tốt. Chân máy sẽ mang lại cho bạn 3 lợi ích. Lợi ích lớn nhất đó là nó giúp máy đứng vững nên bạn có thể thu được những bức ảnh sắc nét ngay cả khi bạn không cầm máy trên tay.

Khi bạn chụp với khẩu độ nhỏ ở mức nhạy sáng thấp, tốc độ màn trập xấp xỉ hoặc thấp hơn tốc độ chụp khi bạn cầm máy trên tay. Cho nên chân máy đóng vai trò rất quan trọng trong trường hợp này.

Một lợi ích nữa của việc sử dụng chân máy là nó giữ cho máy ảnh ở đúng vị trí trong khi bạn chụp ở các độ phơi sáng hoặc các điểm lấy nét khác nhau. Vậy nên bạn có thể tạo ra ảnh ghép với dải tần nhạy sáng rộng hoặc trường ảnh rộng.

Lợi ích cuối cùng nghe có vẻ như một bất lợi vì nó sẽ làm chậm tốc độ của bạn. Tuy nhiên, điều-tưởng-như-bất-lợi đó lại chính là 1 ích lợi vì nó giúp bạn thận trọng hơn trong quá trình ghép ảnh.

(còn tiếp)

Hồng Ngọc

TheoDigitalcameraworld

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!