3 lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng mà chủ thẻ nên ghi nhớ

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Thẻ tín dụng hiện nay được sử dụng khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết rõ những nguyên tắc cơ bản để sử dụng thẻ hiệu quả.

Trong vài năm gần đây, thẻ tín dụng dần trở thành phương tiện thanh toán hiện đại, tiện dụng được nhiều người biết Việt Nam đến và sử dụng, nhất là ở các thành thị. Việc chi tiêu thanh toán bằng thẻ tín dụng rất tiện lợi và thậm chí còn được nhiều ưu đãi, nhưng nếu người dùng không hiểu đúng về thẻ tín dụng với các đặc tính của nó thì cũng dễ có nguy cơ nợ nần Do vậy các chủ thẻ tín dụng cần nắm được một số những nguyên tắc cơ bản dưới đây để sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả nhất. dưới đây là 3 lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng mà chủ thẻ nên ghi nhớ:

1. Cần nắm rõ về thời gian miễn lãi và cách tính lãi suất thẻ tín dụng

 

 

Thẻ tín dụng là gì? thực chất đây là một hình thức cho vay tín chấp của ngân hàng, nghĩa là ngân hàng sẽ cho bạn vay thông qua việc phát hành thẻ. Thẻ tín dụng được phát hành thành công nghĩa là khách hàng đang được ngân hàng cấp cho một khoản tiền vay để chi tiêu theo đúng nguyên tắc vay – trả, lãi suất và đáo hạn như những khoản vay thông thường khác. Tuy nhiên với việc sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ sẽ được miễn lãi 45 ngày từ thời điểm phát sinh giao dịch, sau đó bạn sẽ phải chịu một mức lãi suất nhất định do ngân hàng cấp thẻ cho bạn đưa ra.

Thông thường nếu có điểm tín dụng tốt bạn sẽ được cấp hạn mức tín dụng gấp từ 8-10 lần thu nhập hàng tháng. Chính vì sự chênh lệch khá lớn này, nếu bạn không cân đối giữa nhu cầu chi tiêu thì rất dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, trả nợ thẻ tín dụng.

2. Thanh toán đúng hạn và tối đa toàn bộ dư nợ cuối kỳ sao kê của thẻ tín dụng

 

Mặc dù nhiều ngân hàng đưa ra mức lãi suất thẻ tín dụng cạnh tranh, song nếu không thực hiện đúng nguyên tắc trả nợ đúng hạn, mà bạn lại thanh toán quá hạn, thì toàn bộ giao dịch thực hiện sẽ bị tính lãi từ thời điểm ngân hàng giải ngân cho đến khi được thanh toán hết với mức lãi suất rất cao. VÌ vậy số tiền lãi của thẻ tín dụng thực sự cũng là con số đáng lưu tâm. Do vậy, ngay khi nhận được bản sao kê từ ngân hàng, bạn phải thu xếp giải quyết các món chi tiêu của kỳ trước đó. Tốt nhất, kể từ khi cầm trong tay chiếc thẻ tín dụng, hãy đặt ra tiêu chí không nợ lại ngân hàng bất kỳ con số nào sau khoảng 45 ngày tiêu chuẩn giới hạn.

 

3. Hạn chế tối đa việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng

 

 

Việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng sẽ khiến bạn phải chịu mức phí rất cao. VÍ dụ: với thẻ tín dụng ANZ thì phí rút tiền mặt 4% giá trị giao dịch, thậm chí có ngân hàng tính phí rút tiền mặt từ thẻ này là khoảng 10% số tiền rút. Do đó nếu không thật sự quá cần thiết bạn không nên sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền.

 

Xem thêm: Phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng ngân hàng nào thấp nhất hiện nay?

 

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Một số lưu ý khi hủy thẻ tín dụng mà bạn nên biết

Một số lưu ý khi hủy thẻ tín dụng mà bạn nên biết

Thẻ tín dụng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và hiện nay cũng đang phổ biến tại Việt Nam. Nhưng việc sử dụng cùng lúc quá nhiều thẻ cũng khiến bạn gặp phiền phức, vi vậy bạn muốn hủy nó đi. Tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều này khi hủy thẻ tín dụng để được an toàn nhất.

Tin tức về

Khi nào nên mua bảo hiểm nhân thọ, độ tuổi nào, cho ai trong gia đình?

Khi nào nên mua bảo hiểm nhân thọ, độ tuổi nào, cho ai trong gia đình?

Bảo hiểm nhân thọ có tốt không? Khi nào nên mua bảo hiểm nhân thọ thì tốt nhất? Đây là những câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm và muốn được giải đáp khi tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ. Để có được câu trả lời chính xác nhất, bạn hãy tham khảo bài viết này.
Luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô: phạm vi, giám định tổn thất và mức chi trả

Luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô: phạm vi, giám định tổn thất và mức chi trả

Theo quy định hiện hành của Nhà Nước, bất kỳ xe ô tô lưu thông trên đường đều có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xe ô tô. Việc này có thể bảo vệ quyền lợi của chính bạn khi gặp sự cố ngoài ý muốn. Vậy bảo hiểm xe ô tô là gì và luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô như thế nào? Cùng Websosanh tìm hiểu nhé!