3 thói quen nên hạn chế khi dùng thẻ tín dụng

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Thẻ tín dụng mang đến cho người dùng rất nhiều tiện nghi và lợi ích, nhưng nếu dùng thẻ một cách lạm dụng thì có thể gây ra những phiền toái cho bạn. Và dưới đây là 3 thói quen khi dùng thẻ tín dụng mà bạn nên hạn chế.

Với thẻ tín dụng bạn có thể mua sắm, thanh toán hàng hóa, dịch vụ một cách dễ dàng tại các điểm chấp nhận thẻ. Nhưng trái lại, nếu sử dụng thẻ tín dụng một cách lạm dụng mọi lúc, mọi nơi sẽ mang đến cho bạn không ít phiền hà cũng như việc gánh chịu những khoản phí khổng lồ mà không hề hay và sau đó dễ rơi vào cảnh “con nợ” tín dụng. Vì vậy trong bài viết này sẽ chỉ ra 3 thói quen nhanh chóng đưa bạn vào cảnh chật vật với thẻ mà bạn nên hạn chế.

1. Dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt từ máy ATM

 

 

Thật là tai hại khi bạn thường xuyên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tại các máy ATM bởi bạn chịu một mức lãi suất khá cao cho giao dịch này, thường lên tới 2% -5% của số tiền bạn rút. Bên cạnh đó cần cân nhắc thêm là phí ATM. Ngoài ra, nhiều thẻ tín dụng đòi hỏi mức lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất trên giấy tờ hàng năm mà bạn nhận được.

Thẻ tín dụng là công cụ giúp bạn mua sắm, thanh toán bằng toán bằng thẻ để nhận được nhiều ưu đãi chứ không giống như một chiếc thẻ ghi nợ dùng để rút tiền mặt. Vì vậy thật sáng suốt cho những người “nói không với việc rút tiền mặt với thẻ tín dụng”.

2. Chi tiêu quá hạn mức thẻ tín dụng

Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà ngân hàng cung cấp cho bạn để sử dụng. Nhưng khi sử dụng thẻ tín dụng thì bạn hoàn toàn có thể tiêu xài cao hơn tổng hạn mức tín dụng của thẻ. Hành động này sẽ dễ dẫn đến trường hợp không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng và bạn còn phải chịu hàng tá các loại phí, lãi suất khi chậm thời gian thanh toán khoản chi tiêu trước đó.

Bạn hãy chi tiêu bằng thẻ tín dụng một cách có kiểm soát, đảm bảo có thể thanh toán trong thời gian được miễn lãi suất (thông thường là 45 ngày) để không phải chịu thêm những chi phí phát sinh khi dùng thẻ. Đặc biệt điều này còn giúp bạn có được lịch sử tín dụng tốt.

3. Dùng thẻ tín dụng để thanh toán những thứ không cần thiết

 

 

Thẻ tín dụng với ưu thế là “thanh toán trước- trả tiền sau” bạn hoàn toàn có thể mua được những món đồ, hoặc thanh toán những dịch vụ khi mà trong tay bạn không có tiền. Nhưng ưu thế này chỉ hữu hiệu khi bạn dùng thẻ tín dụng để thanh toán những thứ thật sự cần thiết chứ không phải là để thanh toán những thứ bạn “cảm nắng”. Vì như vậy sẽ rất dễ khiến bạn lâm vào cảnh “chật vật” khi mỗi tháng số tiền phải thanh toán cho khoản nợ thẻ tín dụng cao ngất ngưởng.

 

Bạn hãy trở thành một người sử dụng thẻ tín dụng thông thái để không phải lâm vào những hoàn cảnh bi đát khi “vung tay quá trán” trong chi tiêu bằng thẻ. Bạn có thể tham khảo mở thẻ ghi nợ quốc tế nếu thường xuyên đi nước ngoài, vì nó cũng có chức năng thanh toán trên phạm vi quốc tế nhưng bạn sẽ không được tiêu trước như thẻ tín dụng, do đó có thể dễ dàng kiểm soát mức chi tiêu.

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về

Khi nào nên mua bảo hiểm nhân thọ, độ tuổi nào, cho ai trong gia đình?

Khi nào nên mua bảo hiểm nhân thọ, độ tuổi nào, cho ai trong gia đình?

Bảo hiểm nhân thọ có tốt không? Khi nào nên mua bảo hiểm nhân thọ thì tốt nhất? Đây là những câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm và muốn được giải đáp khi tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ. Để có được câu trả lời chính xác nhất, bạn hãy tham khảo bài viết này.
Luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô: phạm vi, giám định tổn thất và mức chi trả

Luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô: phạm vi, giám định tổn thất và mức chi trả

Theo quy định hiện hành của Nhà Nước, bất kỳ xe ô tô lưu thông trên đường đều có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xe ô tô. Việc này có thể bảo vệ quyền lợi của chính bạn khi gặp sự cố ngoài ý muốn. Vậy bảo hiểm xe ô tô là gì và luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô như thế nào? Cùng Websosanh tìm hiểu nhé!