1. Tổng hợp 5 nguyên nhân nồi cơm điện hay gặp sự cố cháy đáy
1.1. Rơ le bị lờn
Rơ le bị lờn chính là “hung thủ” số 1 khiến cho nồi cơm điện nhà bạn bị cháy. Sau một thời gian sử dụng, nồi cơm điện sẽ xuất hiện hiện tượng nhảy nút sớm mặc dù cơm vẫn chưa chín. Cho nên, nhiều người dùng thường bật lại nút nhiều lần khiến cho rơ le bị lờn và dẫn đến cơm bị cháy. Bạn cũng có thể tìm đến 7 địa chỉ sửa nồi cơm điện bị hỏng rơ le tại Hồ Chí Minh và Hà Nội để được hỗ trợ thêm về các linh phụ kiện.
1.2. Chất lượng nồi kém
Nguyên nhân thứ hai khiến nồi điện nấu cơm bị cháy phổ biến là do chất lượng của nồi cơm điện. Khi lựa chọn nồi cơm điện cơ hay điện tử, do tâm lý ham rẻ hoặc mua nhầm hàng kém chất lượng nên sau khi dùng một thời gian thì nồi sẽ xuất hiện những vấn đề hư hỏng. Điều này không chỉ khiến cho cơm bị cháy mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia đình bạn. Không phải ngẫu nhiên mà các thương hiệu điện gia dụng đã có chỗ đứng trên thị trường đón nhận sự ưu ái của các chị em nội trợ, đáng chú ý: nồi cơm đa năng Philips, nồi cơm điện Hàn Quốc Cuckoo, nồi cơm điện tử Panasonic,… mà bạn nên tham khảo.
1.3. Loại bỏ mùi cơm khê dễ dàng
Khi cơm bị cháy thường dẫn đến mùi khê rất khó chịu. Vậy làm thế nào để loại bỏ mùi cơm khê? Bạn hãy dùng một chiếc khăn sạch che kín mặt cơm sau đó cho ít than hoa lên phía trên. Đậy nồi lại khoảng 15 phút, mùi khê sẽ hoàn toàn biến mất. Một cách khác đó là bạn có thể đặt vào trong nồi cơm một chiếc vỏ bánh mì rồi đậy nắp lại. Sau 5 phút, mùi khê cháy khó chịu sẽ bị vỏ bánh mì hút sạch.
1.4. Xuất phát từ hành vi người dùng
Không khó hiểu khi hành vi người dùng trở thành một lý do quan trọng khiến nồi cơm điện bị cháy. Ông cha ta có câu: “Của bền tại người” là lẽ đó, trước khi sử dụng sản phẩm, các bạn thường bỏ qua đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Với các loại thiết bị nhà bếp, không nên chà rửa nồi bằng những giẻ sắt cứng. Nhất là chúng sẽ làm cho phần nồi cơm và đáy nồi mất đi lớp chống dính. Từ đó, cơm bị khê cháy là điều dĩ nhiên. Một hành vi nữa là bạn không lau nồi trước khi cho vào nấu. Khi đó, đáy nồi cơm điện sẽ bị đốt cháy, làm ảnh hưởng đến việc dẫn nhiệt làm cơm chín.
1.5. Tỉ lệ gạo và nước không tương ứng
Trong cẩm nang nấu cơm khéo không sợ mẹ chồng chê có mách bí quyết nấu cơm luôn nóng hổi, ngon khi cân đối tỉ lệ gạo và nước tương xứng là một nội dung rất quan trọng. Điều này không chỉ quyết định đến độ ngon dẻo của cơm mà còn khiến nồi cơm điện bị cháy gây ra nhiều trường hợp dở khóc dở cười.
2. Cách sửa nồi cơm điện bị cháy
Trường hợp 1: Cắm phích cắm rồi nhưng nồi cơm điện không báo đèn
Với trường hợp này, một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như do dây cắm bị lỏng, nguồn điện không ổn định hoặc do tiếp xúc giữa dây cắm và nồi điện kém.
Cách xử lý: Nếu như bạn cắm điện mà nồi cơm không báo đèn, không nóng thì nên cắm lại chắc chắn phần tiếp giữa dây cắm và nồi ở bên dưới. Bộ phận này được thiết kế gắn kèm với một cầu chì. Nếu không được, cách sửa nồi cơm điện bị sống là thử thay một đầu dây nối chất lượng khác vì có thể dây cắm bị hỏng. Trường hợp khác là nồi vẫn nhận nguồn có thể do cầu chì đã bị cháy nên phải thay cầu chì.
Trường hợp 2: Mặc dù nước chưa sôi nhưng nút báo đã nhảy sớm sang chế độ ấm
Đây là sự cố thường gặp nhất của nồi cơm điện trong đời sống hàng ngày, kể cả với nồi cơm điện chính hãng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến nồi cơm điện nhảy sớm là do có sự cố về rơ le nhiệt hoặc nồi bị cong vênh làm cho lượng nhiệt tiếp xúc với đáy nồi không đủ làm cơm bị sống. Có thể cũng do một lý do khác là mâm nhiệt bẩn, rơi vãi thức ăn và không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
Cách xử lý: Cách sửa nồi cơm điện bị cháy này bắt đầu từ việc lấy nồi ra khỏi, đặt lại vào thử bấm lại chế độ nấu. Hoặc bạn kiểm tra và vệ sinh lại phần mâm nhiệt sạch các vết bẩn. Nếu như vẫn gặp phải sự cố này thì chắc chắn là do rơ le nhiệt có vấn đề, có thể là quá cũ nên nồi bị ngắt sớm. Bạn chỉ cần thay mới rơ le thì có thể sử dụng bình thường.
Trường hợp 3: Cơm dưới đáy nồi bị cháy, thậm chí bị khê
Nếu nồi cơm nhà bạn gặp tình trạng này thì là do rơ le nhiệt ngắt muộn hoặc do chế độ nấu quá lâu. Điều này dẫn đến việc gạo tiếp xúc quá nhiều với lượng nhiệt trong nồi dẫn đến cháy, khê.
Cách xử lý: Kiểm tra lại phần rơ le nhiệt và thay mới rơ le là cách sửa nồi cơm điện bị cháy nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Trong bài viết trên đây, websosanh.vn đã mách bạn những lý do và cách sửa nồi cơm điện bị sống, bị cháy khê hiệu quả. Hi vọng, các bạn có thể hiểu thêm và tự sửa chữa nồi điện tại nhà mà không mất công tìm thợ sửa chữa. Đồng thời, đừng vì một phút ham rẻ mà đánh đổi bữa ăn ngon của gia đình các bạn nhé! Hãy truy cập ngay trang websosanh.vn để tham khảo nồi cơm điện chất lượng đang bán giá ưu đãi.