Giống như con người, sau thời gian dài hoạt động máy móc cũng cần được nghỉ ngơi, bảo dưỡng để có thể hoạt động tốt vào mùa vụ sau. Vì vậy trước mỗi mùa sử dụng cao điểm, chúng nên được bảo dưỡng để đảm bảo công suất hoạt động và tránh hao phí điện năng trong quá trình sử dụng. Tại Việt Nam, đặc biệt là phía Bắc, nhu cầu sử dụng điều hòa vào mùa hè đặc biệt tăng cao nên thời điểm tốt nhất để bảo dưỡng chính là dịp tháng 3 – 4 (nếu “bỏ qua” dịp này, các dịch vụ bảo dưỡng sẽ không được như ý, giá tăng cả về công thợ và phụ kiện). Số lần bảo dưỡng sẽ tùy thuộc vào môi trường nơi sử dụng và tần suất sử dụng trong năm, nhưng theo các chuyên gia về điện lạnh thì nên bảo dưỡng điều hòa từ 1 – 2 lần mỗi năm.
Quy trình bảo dưỡng điều hòa sẽ gồm các thao tác vệ sinh máy (lưới lọc bụi, khoang chứa cánh quạt, màng chứa nước ngưng cục lạnh…), kiểm tra tình trạng bên ngoài của dàn nóng/lạnh (vỏ máy), các điểm nối điện, kiểm tra khả năng lưu thông gió của dàn nóng/lạnh. Ngoài ra sẽ kiểm tra độ lạnh, tiếng ồn, độ rung động khác thường của máy nén, áp suất ga trong máy và so sánh với trị số cho phép. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể làm tại nhà những công đoạn giản mà không cần thiết tới dịch vụ bảo dưỡng.
Xem thêm: 5 Bước đơn giản để thay đổi bộ lọc điều hòa không cần tới thợ điều hòa máy lạnh
Nếu điều hòa máy lạnh nhà bạn đang gỉ nước, không đủ để làm lạnh trong mùa hè, điều hòa kêu to,…. thì đó là lúc bạn cần nhờ tới thợ sửa điều hòa để bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay nạp gas cho điều hòa,…
Đây là báo giá sửa chữa, bảo dưỡng, thay nạp gas điều hòa mới nhất trên thị trường mời các bạn cùng tham khảo và theo dõi:
Báo giá sửa chữa, bảo dưỡng, thay nạp gas điều hòa mới nhất trên thị trường hiện nay
Dịch vụ & Vật tư | ĐVT | Đơn giá(VNĐ) | Ghi chú |
Bảo dưỡng máy 9.000btu | máy | 90.000 | |
Bảo dưỡng máy 12.000btu | máy | 90.000 | |
Bảo dưỡng máy 18.000btu | máy | 120.000 | |
Bảo dưỡng máy 24.000btu – 27.000btu | máy | 150.000 | |
Bảo dưỡng máy 30.000btu – 36.000btu | máy | 220.000 | |
Bảo dưỡng máy 40.000btu – 48.000btu | máy | 300.000 | |
Nạp gas bổ sung máy 9.000btu | psi | 9.000 | Gas-R22 |
Nạp gas bổ sung máy 12.000btu | psi | 10.000 | Gas-R22 |
Nạp gas bổ sung máy 18.000btu – 24.000btu | psi | 11.000 | Gas-R22 |
Nạp gas bổ sung máy 27.000btu – 32.000btu | psi | 12.000 | Gas-R22 |
Nạp gas bổ sung máy 36.000btu – 40.000btu | psi | 13.500 | Gas-R22 |
Nạp gas bổ sung máy 42.000btu – 48.000btu | psi | 14.000 | Gas-R22 |
Nạp gas máy 9.000btu | máy | 720.000 | Gas-R410 |
Nạp gas máy 12.000btu | máy | 850.000 | Gas-R410 |
Nạp gas máy 18.000btu | máy | 1.150.000 | Gas-R410 |
Nạp gas máy 9.000btu | máy | 420.000 | Gas-R22 |
Nạp gas máy 12.000btu | máy | 490.000 | Gas-R22 |
Nạp gas máy 18.000btu | máy | 560.000 | Gas-R22 |
Thay tụ, motor AC, DC, lồng sóc xem báo giá chi tiết tại: Báo giá sửa chữa quạt dàn lạnh điều hòa
Những lưu ý cần nằm lòng để tránh bị thợ sửa điều hòa móc túi:
- Hãy tìm hiểu kĩ về hiện tượng tình trạng điều hòa nhà mình, nếu chắc chắn là phải sửa, phải thay thế mới để thợ sửa và thay thế.
- Nếu phải thay dây đồng, ống dẫn,… bạn phải tự đo lại khoảng cách xem thợ báo số liệu có ăn gian không.
- Hãy yêu cầu báo giá vật tư đầy đủ từ phía công ty quản lý của họ trước khi để họ thay thế.
- Giám sát chặt chẽ các quy trình, công đoạn sửa chữa và bảo dưỡng của thợ để tránh tình trạng tráo đồ và làm hỏng thiết bị.
- …
Chúc các bạn may mắn!
So sánh điều hòa di động và quạt điều hòa : Nên mua loại nào ?