Cần làm gì để tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Việc sử dụng điều hòa không đúng cách sẽ khiến hóa đơn tiền điện của bạn "tăng vọt" mà sức khỏe của cả gia đình cũng không được đảm bảo. Cùng chú ý những mẹo sau để có thể vừa sử dụng điều hòa hiệu quả vừa có thể tiết kiệm điện.

Chọn điều hòa có công suất phù hợp với diện tích phòng

Nếu bạn đi mua điều hòa thì ngoài quan tâm đến hãng sản xuất điều hòa, điều hòa 1 chiều hay 2 chiều, giá thành sản phẩm… bạn cũng nên quan tâm đến công suất của điều hòa. Phòng nhỏ thì bạn không nên chọn những chiếc điều hòa có công suất cao, trong khi đó phòng lớn thì bạn cần chọn chiếc điều hòa có công suất phù hợp.

Cụ thể cứ 1.000 BTU chuẩn thì tải được 2m² là tối đa. Nghĩa là, với phòng có diện tích 9 – 18 m², bạn có thể lắp điều hòa có công suất 9000 BTU/h, diện tích trong khoảng 15 – 24 m² cần dùng máy 12.000 BTU/h hay diện tích 24 – 35m² cần chọn loại 24.000 BTU.

Lắp điều hòa ở vị trí phù hợp

Muốn tiết kiệm điện thì việc chọn vị trí lắp điều hòa cũng vô cùng quan trọng. Bạn không nên “chăm chăm” đặt điều hòa ở nơi nóng nhất của ngôi nhà. Điều hòa khi hoạt động sẽ tỏa ra nhiều nhiệt nên đặt điều hòa ở vị trí nóng thì sẽ khiến cho máy phải hoạt động nhiều và hóa đơn tiền điện của nhà bạn chắc chắn sẽ tăng mà đôi khi bạn không rõ nguyên nhân.

Để giải quyết vấn đề này, bạn nên lắp đặt điều hòa ở những vị trí râm mát như phía Đông hoặc phía Bắc của ngôi nhà – nơi ít bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hơn. Ngoài ra, giàn nóng không được lắp đặt ở các nơi có nguồn nhiệt, hơi nước, khói thải, hoá chất gây bẩn và ăn mòn. Trường hợp có nhiều giàn nóng, gió nóng không được quẩn từ giàn này sang giàn kia.

Sử dụng điều hòa ở nhiệt độ hợp lý

Nhiều người chỉ muốn về đến nhà và bật điều hòa ở nhiệt độ 18 độ C để tận hưởng không khí mát lạnh, xua tan cái nắng nóng gay gắt ở bên ngoài. Tuy nhiên, việc để nhiệt độ quá lạnh không chỉ ảnh hướng đến sức khỏe của những người trong gia đình (cúm, sốc nhiệt) mà còn rất tốn điện.

Nhiệt độ mà bạn nên giữ là khoảng 25 độ đến 27 độ. Ngoài trởi thời tiết nắng nóng nên bạn không cần phải bật điều hòa xuống mức 20, 18 độ làm gì, mức nhiệt này hoàn toàn giúp những người quen ở vùng nhiệt đới sẽ hoàn toàn cảm thấy sảng khoái đồng thời giúp tải lạnh giảm, giảm cường độ làm việc của máy nên sẽ tiết kiệm điện hơn.

Không nên tắt – bật nhiều lần

Điều hòa không như đèn điện, cứ bước ra khỏi phòng là nên tắt. Để giữ đươc nhiệt độ trong phòng ở mức độ mát mẻ, điều hòa cần phải tiêu tốn một lượng điên năng để khởi động máy. Nếu bạn cứ ra khỏi phòng là tắt điều hòa thì quá trình khởi động sẽ lặp đi lặp lại, hậu quả là rất tốn điện.

Giải pháp cho bạn đó là chỉ tắt điều hòa nếu không quay lại phòng trong thời gian dài, ngoài ra, bình thường bạn cũng nên giữ nhiệt độ ở mức ổn định để tiết kiệm điện.

Không để máy điều hòa hoạt động cả ngày

Không nên tắt bật điều hòa thường xuyên nhưng cũng không nên để máy điều hòa hoạt động suốt cả ngày. Thời tiết nóng nực khiến nhiều người sử dùng máy điều hòa liên tục, thậm chí là cả ngày. Tuy nhiên cách làm khiến máy phải hoạt động liên tục, gây nên quá tải và do vậy tiền điện của sẽ tăng lên đáng kể.

Kết hợp sử dụng thêm quạt

Nhiều người nghĩ rằng đã có điều hòa thì không cần phải sử dụng quạt. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, bạn nên sử dụng cả quạt lẫn điều hòa. Quạt có tác dụng đẩy khí nóng lên trên, đẩy luồng khí mát bên dưới, tạo ra hiệu ứng gió mạnh, làm cho bạn cảm thấy mát hơn dù không cần để nhiệt độ thấp. Đồng thời, sử dụng quạt sẽ giúp tránh cảm giác khô, bảo vệ sức khỏe của bạn.

Giảm thiểu trao đổi nhiệt với bên ngoài

Quá trình trao đổi nhiệt trong phòng và ngoài phòng càng nhiều thì phòng càng dễ bị tăng nhiệt, hậu quả là điều hòa nhà bạn sẽ phải hoạt động nhiều hơn nhằm cân bằng lại nhiệt trong phòng. Hầu hết mọi gia đình khi sử dụng điều hòa đều lắp thêm cửa kính để “bịt kín” các ngóc ngách mà không khi có thể luồn qua. Tuy nhiên, khi sử dụng cửa kính bạn cũng nên chú ý.

Cửa kính rất dễ hấp thụ nhiệt nên nếu ánh sáng chiều vào nhiệt độ trong phòng sẽ tự động tăng lên khiến cho máy phải hoạt động nhiều hơn. Khi sử dụng cửa kính bạn chỉ nên dùng 1 lớp, càng nhiều lớp sẽ càng thu nhiệt nhanh. Ngoài ra bạn nên trang bị rèm che cửa để ngăn chặn ánh sáng được hấp thụ.

Tắt máy đúng cách

Nếu bạn chỉ tắt bằng điều khiển, máy vẫn tiêu thụ một lượng điện mà bạn không hề biết. Do vậy sau khi tắt bằng điều khiển từ xa, bạn nên ngắt áp tômát. Đó là cách để tiết kiệm điện tốt nhất.

Bảo trì điều hòa

Cho dù điều hòa của bạn vẫn đang hoạt động tốt, nhưng việc bảo trì định kỳ là vô cùng cần thiết để nguồn không khí của nhà bạn được sạch hơn. Đồng thời việc bảo trì điều hòa còn đảm bảo rằng các bộ phận của máy được sạch sẽ, hoạt động hiệu quả hơn hẳn. Cụ thể điều hòa cần được làm sạch và thay bộ lọc ít nhất mỗi 2 tháng/lần, cuộn dây làm mát 1 năm/lần.

Một số lưu ý khác

– Không lắp giàn điều hòa đối diện với hướng gió: Ở những nơi có nhiều gió không được lắp giàn đối diện với hướng gió, bởi gió gây tản hơi điều hòa, khiến bạn sẽ tốn thêm một lượng kha khá tiền điện. Tốt nhất là quạt thổi vuông góc với hướng gió.

– Sơn tường màu sáng: Màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn mầu sáng. Do đó, tường phòng nên sơn hoặc quét vôi mầu trắng. Nếu được, cửa sổ phòng nên treo màn màu sáng.

– Các khe hở ở cửa càng kín càng tốt để tránh thoát “hơi” lạnh trong phòng. Càng ít đóng mở cửa phòng càng tốt. Trong thực tế, việc trao đổi không khí trong phòng lạnh và bên ngoài hạn chế nhiều quá là điều không tốt cho sức khỏe. Thỉnh thoảng (15 phút hay nửa giờ) cũng cần phải mở cửa phòng để “đuổi” bớt không khí “tù hãm” trong phòng và “hứng” khí sạch từ bên ngoài. Mở cửa khoảng vài phút là được.

Hương Giang

Tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Tư vấn mua sắm

Đánh giá so sánh máy làm sữa hạt Olivo CB400

Đánh giá so sánh máy làm sữa hạt Olivo CB400

Máy làm sữa hạt Olivo CB400 đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình nhỏ từ 2 - 4 người. Cùng xem qua bài đánh giá dưới đây để hiểu rõ hơn về dòng máy này nhé!