Van an toàn máy nén khí là chi tiết rất quan trọng không thể thiếu ở các sản phẩm máy nén khí. Tuy vậy không phải ai cũng hiểu rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van an toàn máy nén khí. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về bộ phận này để giúp bạn sử dụng hiệu quả hơn nhé.
Van an toàn máy nén khí là gì? Vị trí và nhiệm vụ của van an toàn
Van an toàn (Safe valve) là một thiết bị tự động được dùng để điều chỉnh áp suất trong ống dẫn hoặc bồn chứa khí.
Van an toàn máy nén khí được lắp ở nắp capo, vị trí thẳng đứng với lò xo và trên bình dầu máy nén khí. Bạn cần lưu ý không nên lắp đặt bất kỳ loại van nào khác giữa van an toàn và hệ thống. Đặc biệt, tránh việc lắp ngược van để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của van.
Van an toàn máy nén khí có nhiệm vụ chính là bảo vệ áp suất của hệ thống. Khi áp suất ở đầu vào của van tăng vượt quá phạm vi an toàn, van sẽ mở cửa để xả khí, hơi và nước ra bên ngoài. Ngoài ra, bộ phận này còn giúp hạn chế áp lực dư thừa, nhờ vậy ngăn việc cấp thêm lưu lượng, áp suất vào đường ống khi áp suất của máy đã vượt ngưỡng.
Nhờ các tính năng này của van an toàn nên hệ thống máy nén khí mới có thể hoạt động ổn định, ít xảy ra sự cố, gia tăng tuổi thọ và đảm bảo hiệu quả công việc theo yêu cầu.
Cấu tạo của van an toàn máy nén khí
Hiện nay, có khá nhiều loại van an toàn cho máy nén khí đến từ nhiều thương hiệu sản xuất khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản thì các loại van an toàn này sẽ có cấu tạo gồm:
- Thân van: Có thể được làm từ đồng, gang, inox, thép hay hợp kim…để đảm bảo van không bị ăn mòn hay bị oxi hóa.
- Bộ phận kết nối: Có nhiệm vụ kết nối đường ống với van.
- Bộ phận xả: Có nhiệm vụ xả khí, dầu, nước…ra ngoài khi áp suất trong máy tăng cao.
- Vít điều chỉnh: Giúp điều chỉnh lượng áp lực đầu vào của van.
- Đĩa van: Khi áp suất cao, đĩa van sẽ bị nâng lên bởi lò xo, từ đó tạo ra khoảng trống để xả khí. Nếu áp suất xuống thấp thì đĩa van sẽ đóng lại.
- Nắp: Bảo vệ những chi tiết bên trong thân van.
- Nút bịt: Làm kín và tạo sự khép kín cho không gian ở bên trong van.
- Đệm lò xo: Thực hiện việc đóng van khi van không làm việc.
- Tay giật
Nguyên lý hoạt động của van an toàn máy nén khí
Các chuyên gia cho biết van an toàn sẽ luôn ở trạng thái đóng, tuy nhiên nếu máy nén khí xuất hiện mức áp cao thì cửa van sẽ được mở ra ngay lập tức để xả khí ra nhằm đảm bảo an toàn cho thiết bị.
Van an toàn có 3 trạng thái hoạt động gồm: Cân bằng, mở hoàn toàn và đóng hoàn toàn.
- Ở trạng thái cân bằng, áp suất trong máy được cân bằng nên van luôn ở trạng thái đóng.
- Khi áp suất trong máy tăng quá cao khiến van ở trạng thái mở hoàn toàn: quá trình máy nén khí làm việc có nhiều lúc áp suất vượt ngưỡng áp suất mặc định. Lúc này, lò xo của van sẽ thực hiện đẩy nắp van lên nhằm tạo ra khoảng trống để thực hiện xả bớt khí ra ngoài làm giảm áp suất trong máy.
- Trạng thái đóng hoàn toàn: Khi khí nén đã được xả ra ngoài sẽ khiến áp suất của máy giảm xuống, lúc này lò xo của van sẽ hạ xuống nắp van đóng lại và van sẽ ở trạng kín hoàn toàn.
Như vậy chúng tôi đã chia sẻ một số thông tin về van an toàn máy nén khí, để giúp bạn hiểu hơn về nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ phận này. Qua đó, bạn sẽ có thêm kiến thức cần thiết để sử dụng máy nén khí an toàn và hiệu quả.