Tìm hiểu các cấp độ cứng – mềm của đệm nằm hiện nay
Sự khác biệt giữa một chiếc đệm mềm và đệm cứng là cảm giác khi nằm lên chúng. Một chiếc đệm mềm sẽ dễ dàng nén lại khi bị lực tác dụng, còn chiếc đệm cứng có có mặt phẳng đều và vững chãi hơn.
Thực tế đệm nằm không chỉ đơn thuần được phân chia thành 2 loại cứng và mềm khác nhau mà gồm nhiều mức độ khác nhau. Thông thường, người ta đánh giá độ cứng mềm của đệm dựa trên thang điểm 10 như sau:
+ 1 (siêu mềm): Bề mặt đệm cực mềm, khiến người nằm có cảm giác bị lún sâu vào bên trong đệm.
+ 2-3 (mềm): Bề mặt đệm lún và ôm sát vào cơ thể nên người nằm có cảm giác “chìm” sâu xuống một đoạn.
+ 4 (mềm trung bình): Người nằm đệm có cảm giác lún vào trong đệm ít nhưng vẫn cảm nhận được độ mềm của đệm.
+ 5 -6 (cứng trung bình): Dòng đệm này có độ cứng và mềm cân bằng, ít lún và mang lại cảm giác thoải mái.
+ 7-8 (cứng): Bề mặt đệm đủ vững chãi và phẳng, không có cảm giác bị lún khi nằm.
+ 9-10 (Siêu cứng): Bề mặt đệm cứng, hoàn toàn không bị lún.
Những chiếc đệm với độ cứng – mềm là 1 hoặc 9-10 hiếm khi được lựa chọn, khoảng độ cứng mềm được lựa chọn nhiều nhất là từ 2-8 hoặc 4 -8.
Ưu – nhược điểm của đệm cứng
Vậy đệm cứng có ưu – nhược điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé:
1. Ưu điểm của đệm cứng
Khi ngủ trên một chiếc đệm có bề mặt vững chãi, xương sẽ hấp thụ phần lớn áp lực của cơ thể và giảm tối thiểu căng thẳng lên phần cơ, tĩnh mạch và động mạch. Từ đó giúp cơ bắp của cơ thể được thư giãn đồng thời cải thiện lưu thông khí huyết.
Nằm đệm cứng cũng giúp cho phần thắt lưng của người nằm không bị võng xuống, cho phép máu và oxy lưu thông dễ dàng giữa phần thân dưới và tim. Bên cạnh đó, phần thắt lưng không bị “chìm” vào trong đệm cũng giúp trọng lượng cơ thể được phân bổ đồng đều hơn, tránh gây áp lực nhiều lên từng bộ phận của cơ thể.
Đệm cứng được khuyến cáo dành cho người có trọng lượng lớn độ cứng sẽ giúp người nằm không bị lún sâu vào trong đệm. Dòng đệm này cũng là lựa chọn lý tưởng cho những người có thói quen nằm ngủ ngửa, ngủ sấp vì bề mặt vững chãi và đồng đều hơn cho phần lưng.
2. Nhược điểm của đệm cứng
Đối với những người có vấn đê về sức khỏe ở lưng như: vẹo cột sống, viêm khớp, thì một chiếc đệm quá cứng có thể làm cơn đau thêm trầm trọng. Đây cũng chính là lý do nhiều người băn khoăn không biết nên nằm đệm cứng hay mềm.
Ưu – nhược điểm của đệm mềm
1. Ưu điểm của đệm mềm
Đệm mềm phù hợp và tốt hơn cho những người có thói quen ngủ vì không chỉ mang lại cảm giác êm ái mà còn nâng đỡ tốt cho phần vai và hông. Một chiếc đệm mềm với mức 5-6 được đánh giá là tốt hơn cho phần cột sống.
Dòng đệm mềm vừa phải từ 5-6 cũng được đánh giá phù hợp hơn với những người bị đau lưng nâng đỡ các đốt sống lưng đang bị đau. Những người có trọng lượng nhẹ cũng có thể sử dụng dòng đệm mềm này để nhận được sự nâng đỡ hợp lý.
2. Nhược điểm của đệm mềm
Dòng đệm quá mềm không thực sự phù hợp với những ai ngủ ngửa, nằm ngủ sấp hoặc người thừa cân.
Nên nằm đệm cứng hay mềm?
Để tìm được câu trả lời chính xác cho câu hỏi nên nằm đệm cứng hay mềm, bạn cần căn cứ vào 2 yếu tố là thể trạng và tư thế ngủ. Cụ thể:
+ Những người không ngủ ngửa, sấp hoặc không bị các chứng đau lưng sẽ phù hợp nằm trên đệm cứng.
+ Những người ngủ nghiêng hoặc có vấn đề sức khỏe về lưng thì một chiếc đệm mềm được xem là phù hợp hơn cả.
+ Những người nhẹ cân phù hợp với đệm mềm trong khi đó người có cân nặng lớn nên chọn đệm cứng để cảm thấy thoải mái nhất khi nằm.
Tuy nhiên, trước khi mua đệm mềm hay đệm cứng, tốt nhất bạn nên nằm thử trực tiếp để có những đánh giá chính xác nhất về chiếc đệm đó. Việc chọn mua được chiếc đệm có độ cứng – mềm vừa phải sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu.