- Chất liệu thấu kính: plastic or glass (nhựa hay kính)
- Chất liệu vỏ ống: plastic or metal (nhựa hay kim loại)
- Cơ chế vòng zoom: fix or resize (cố định hay kéo dài ống)
- Cơ chế lấy nét: IF or Non IF (lấy nét với chiều dài ống cố định hay thụt ra thụt vào)
- Tốc độ lấy nét: nhanh hay chậm (với máy Nikon thì các ống lấy nét = motơ thân máy sẽ đương nhiên chậm hơn các ống lấy nét moto trên ống). Tuy nhiên yếu tố này sẽ trở nên trật lất với những ống có khẩu độ lớn, khẩu độ càng lớn thì dải lấy nét càng rộng và càng chậm, tiêu biểu là ống kính Canon 85 F1.2 lấy nét cực kì chậm nhưng giá khoảng 2000$, và leica 50 F0.95 (giá 10k usd) thì bỏ hẳn AF lun vì nếu để AF, thì dải lấy nét sẽ dài hơn 1 tune của ống (chỉ nói các ống mới ra thui còn trước kia ko tính) Lí do : khẩu càng lớn thì DOF càng mỏng, do đó dải lấy nét phải rất dài để có thể canh chính xác nét của chủ thể, và việc này ko thể đỏi hỏi nhanh dc, nếu muốn nhanh hãy xài MF cho nhanh
- Số lượng thấu kính: số lượng càng nhiều với nhiều group thì sẽ càng đắt, vì nó sẽ có thêm các chức năng như chống viền tìm, chống méo, và lấy nét chính xác hơn.
- Khẩu độ của ống: xem mục 5 khẩu càng to thì cằng đắt
- Thấu kiếng đuôi: cái này ít người để ý nhưng đó chính là lí do tại sao lens Canon đắt hơn lens Nikon, Canon từ bỏ dòng lens FD để lên dòng EF với mục đích mở rộng thấu kiếng đuôi điều này đồng nghĩ với chỉ lấy ảnh ở vùng trung tâm thấu kiếng nơi có chất lượng tốt nhất, và đó chính là lí do tại sao ống Canon tầm thấp đắt hơn Nikon nhưng với các ống cao cấp thì Canon lại rẻ hơn Nikon, vì thấu kiếng đuôi như thế họ ko phải suy nghĩ các giải pháp chống méo, chống viền tím ở vùng rìa ảnh, trong khi Nikon phải loay hoay với các giải pháp này vì cái thấu kiếng đuôi quá nhỏ của mình, chính vì thế mà ống Nikon cao cấp đắt cực kì, bù lại những ống đó lại cực kì tốt và sắc nét.
- Lớp coat: ống kính tốt thì lớp coat này phải tốt, mục đích của lớp coat này là chống chói, chống hiện tượng Halo, và khả năng ăn màu của ống kính phụ thuộc vào lớp coat này.
- Đường kính của cả ống kính: đường kính càng to thì càng đắt, càng to thì ánh sáng càng vào nhìu, càng to thì mọi hoạt động khi zoom, khép khâu sẽ có sai số thấp hơn nhiều.
Dành riêng cho các fan Canon và Nikon: Với ống kính Nikon: bạn sẽ yên tâm rằng Nikon luôn làm những ống kính có màu rực rỡ và sắc nét nhưng méo góc hoặc chất luong rìa ảnh thấp.
Với ống kính Canon: bạn sẽ có được các ống wide giá tốt và không méo, ảnh từ ống Canon có chất lượng đều nhau từ tâm tới rìa, tuy nhiên Canon kém sắc nét hơn Nikon với các ống cao cấp cùng chức năng thì Nikon đắt hơn Canon 1.2 – 1.5 lần.
- Weather-shield để chống mưa, tuyết. Những lens thuộc L series của Canon thường có tính năng này, cũng là một yếu tố khiến giá thành tăng lên.
- Cấu trúc của cửa điều sáng (aperture): Cửa điều sáng có hai loại, dùng lưỡi phẳng và lưỡi tròn (circular blade). Lens càng nhiều blade thì hình dáng của cửa điều sáng càng tròn, bokeh của ảnh càng mịn và ưa nhìn. Những lens rẻ tiền thường chỉ có 5 blade (50 F1.8), còn những lens xịn có thể có đến 9 blade. Khi mua lens chụp chân dung rất nên chú ý tới điểm này.
- Chống rung. Bây giờ hãng nào cũng làm chống rung. Canon có IS, Nikon là VR . Sigma là OS, còn Tamron là VC. Yếu tố này cũng đội giá thành lên đáng kể.
- Khẩu lớn = đắt chỉ đúng một cách tương đối. Vấn đề là lớn ở tiêu cự nào. 50mm F1.8 khẩu rất lớn nhưng giá rất rẻ, vì ở 50mm mở 1.8 rất dễ. Trong khi đó 200mm F2.8 lại đắt hơn nhiều vì ở 200mm mở 2.8 cực khó. Sự kết hợp của khẩu và tiêu cự là yếu tố quyết định kích thước và từ đó là giá ống kính. 70-300 F4-5.6 phi chỉ có 58, nhưng 70-200 F2.8 phi lên tới 77, to và nặng hơn rất nhiều.
Những ống build riêng cho máy dùng crop sensor do đó sẽ nhỏ hơn đáng kể so với ống build cho full frame, vì diện tích sensor lúc đó chỉ bằng 1/3 FF, do đó thấu kính không cần phải quá to. Ví dụ EFs 17-55 F2.8 chỉ nặng bằng 2/3 EF 24-70 F2.8. Cũng vì thế nên crop body gắn lên FF lens lại có ưu thế là hạn chế được méo hình và vignette (tối ở góc), vì chỉ sử dụng phần trung tâm thấu kính có chất lượng cao nhất.
Giá ống kính máy ảnh đắt hay rẻ phụ thuộc vào những yếu tố này
Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Chúng ta đã từng thắc mắc vì sao các ống kính lại chênh lệch giá với nhau nhiều như vậy. Mặc dù, các thông số trên lens cũng không khác biệt nhau nhiều lắm. Bài viết này sẽ lý giải cho bạn nhưng yếu tố làm nên giá thành của hầu hết các hãng sản xuất ống kính.