Mặc dù có vai trò quan trọng, với chức năng là cầu nối bơm hơi và lốp xe, và giữ hơi trong lốp xe để lốp luôn được căng, cho quá trình đi xe được dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, nhưng ít ai quan tâm đến van xe đạp
Van vặn là loại van phổ biến trong những chiếc xe đạp hiện nay, do đó, những người sở hữu một chiếc xe đạp thì không thể không biết về chiếc van này, bởi sự hoạt động của van sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của lốp xe
Hôm nay Websosanh sẽ đưa bạn khám phá chiếc van vặn của xe đạp để xe cấu trúc, cũng như ưu nhược điểm của loại van này để hiểu được tại sao dòng van vặn chỉ được sử dụng trên xe đạp mà không sử dụng được ở những phương tiện khác
Cấu tạo hệ thống van vặn
Van vặn ra đời cách đây đã vài trăm năm, khi mà xe đạp trở thành phương tiện giao thông trên đường.
Cấu tạo bề ngoài của hệ thống van vặn
Cấu tạo bề ngoài khá đơn giản như bạn nhìn thấy trên hình trên đây bao gồm các phần:
+ Thân van: thường được làm từ đồng, là một khoang hình trụ, có độ dài từ 6 – 8mm, có tác dụng là đường ống để không khí chui ra chui vào trong săm/lốp
+ Ốc định vị: là vòng ốc lớn bên ngoài thân van, có tác dụng định vị van trên vành xe
+ Ốc giữ khí: là vòng ốc nhỏ trên đỉnh van có tác dụng mở/đóng van để cho khí ra/vào trong săm/lốp
+ Chụp đầu van: thường làm bằng cao su, có tác dụng bảo vệ phần đỉnh van
Cấu tạo bên trong van vặn
Mặt cắt cấu tạo bên trong của hệ thống van vặn
+ Trục chính, đóng vai trò là nơi bám của van cao su
+ Van cao su: là cánh cửa mở/đóng van để cho không khí ra/vào
+ Lò xo: kết hợp với ốc giữ khí bên trên để điều chỉnh độ cao của trục để đóng hoặc mở van
+ Các lớp thành van: lớp này nhỏ hơn lớp thân van bên ngoài, và ngắn, có vai trò như “cái tường” để “cửa” van cao su đóng mở
Như vậy, khi vặn ốc giữ khí lỏng ra, lò so được dãn và làm trục cao su rơi thấp xuống, giúp cho van cao su tách khỏi thành van, và như thế không khí có thể ra/vào trong săm/lốp
Ưu, nhược điểm của van vặn
Van vặn có cấu tạo khá đơn giản và có khả năng chịu áp suất cao
Là dòng van được sử dụng nhiều trong xe đạp, van vặn có rất nhiều ưu điểm:
+ Cấu tạo đơn giản, dễ gia công
+ Việc tháo không khí ra khỏi săm/lốp rất dễ dàng chứ không quá khó khăn như những loại van khác
+ Cho khả năng giữ khí với áp suất cao tốt
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì van vặn cũng có nhiều nhược điểm
+ Khả năng giữ khí ở áp suất thấp không được tốt, dễ bị ra hơi
+ Dễ bị gãy do thiết kế đầu van khá nhỏ và mảnh
+ Không phù hợp với các loại lốp và van lớn
Sử dụng van vặn trong trường hợp nào?
Hiện hệ thống van vặn chỉ thấy trên xe đạp
Trong thực tế, van vặn từng hiện diện ở tất cả các dòng xe đạp, xe máy. Tuy nhiên, khi sự phát triển của các thế hệ van mới thay thế, khiến van vặn dần đi vào lãng quên, chính vì thế, hiện nay chúng ta có thể thấy van vặn ở một số dòng xe như sau:
+ Xe đạp leo núi
+ Xe đạp thành phố
Rất ít và gần như không có trường hợp van vặn được sử dụng trong lốp ô tô hoặc xe máy hoặc các bánh lốp của các phương tiện khác.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
O.N