Kinh nghiệm ăn vải không bị nóng
– Mỗi lần chỉ ăn một lượng vừa đủ: Bởi vì vải có tính nóng nên khi ăn vải không nên ăn quá 10 quả mỗi lần. Ăn nhiều sẽ làm gan sinh nóng, lưỡi và họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, làm chân tay mỏi rã rời, nặng hơn có thể hoa mắt chóng mặt…. Đối với trẻ em, bố mẹ chỉ nên cho bé ăn 3 – 4 quả một lần, ăn nhiều sẽ bị nhiệt, nóng, sinh rôm sảy. Vải cũng không tốt đối với những người thể chất âm hư, táo, nhiệt, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường.
– Trước khi ăn vải ngâm quả vào nước muối: Ngâm quả vải vào nước muối sẽ giảm bớt tính nóng của vải nên sẽ khiến cho vải bớt nóng hơn. Cách làm khá đơn giản: bóc vải và để lại lớp màng trắng bọc bên ngoài cơm vải, hòa nước muối 30%, và ngâm vào khoảng 1 giờ, rồi đem lớp màng trắng bóc đi.
Nếu muốn bảo quản quả vải tươi lâu, bạn cũng có thể bóc lớp màng trắng bỏ đi rồi đem cơm quả (để nguyên không bỏ hạt) trực tiếp ngâm vào nước muối loãng, 1 giờ sau vớt ra cho vào hộp đậy kín, để ngăn đá tủ lạnh, bao giờ muốn ăn thì lấy ra là ăn luôn được. Tuy nhiên, khi ăn như thế này bạn sẽ vẫn cảm thấy có vị mặn bên ngoài quả vài.
– Nếu nhà trồng vải, hãy ăn vải khi còn sương sớm: Vào lúc sáng sớm, vải còn chưa ráo sương thì khi ăn sẽ không bị sinh hỏa. Nguyên nhân là bởi vì quả vải lúc này được hấp thu ánh nắng của cả một ngày rồi lại được ngâm trong không khí mát mẻ của cả một đêm, tính nóng đã được giảm đi rất nhiều. Những quả vải đều ở trạng thái tươi ngon ngọt thơm nhất, không những vị rất ngon mà ăn bao nhiêu cũng không sợ bị nóng.
– Ăn cả lớp màng trắng: Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoải cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa, tức là tính nóng của vải sẽ được giảm đi chút ít. Mặc dù lớp màng trắng đó có hơi chát, nhưng nếu ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.
– Trước khi ăn vải, uống chút nước muối: Thay vì ngâm muối, trước khi ăn vải, có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. Cũng có thể ăn 20-30 gr thịt nạc hoặc uống nước canh xương để có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.
Kinh nghiệm ăn mận không bị nóng
– Ngâm mận trong nước muối: Mận và vải đều có tính hỏa nên cách xử lý hai loại quả này khá giống nhau. Trước khi ăn mận nên ngâm trong nước muối loãng từ 15-20 phút để đảm bảo đã rửa sạch những chất bẩn, và thuốc hóa học còn bám trên mận.
– Ăn mận lúc còn tươi: Mục đích là để hạn chế tính nóng. Khi ăn không nên chấm quá nhiều muối.
– Thay vì ăn mận, uống nước mận ép. Nước mận ép cũng là một công thức giải khát, thanh nhiệt rất tốt cho những bạn “nghiện ăn mận” mà cơ địa hay nóng, dễ nổi mụn.
– Mỗi lần ăn mận không nên ăn quá nhiều: Mỗi lần chỉ nên ăn 10 quả, và không quá 50 quả trong 1 tuần vì hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng lượng đường trong máu – vốn là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu, nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt.
Ngoài ra, việc ăn trái cây tùy theo thể trạng và sức khỏe của bạn. Trước hết, bạn xác định cơ thể mình nhiệt hay hàn (nóng hay lạnh) để ăn trái cây như biện pháp điều hòa thân nhiệt. Người có thân nhiệt nóng thường có biểu hiện đổ mồ hôi trộm, nóng bứt rứt, đại tiện khó, nước tiểu vàng. Người thân nhiệt lạnh (hàn) có biểu hiện đại tiện lỏng thường xuyên, đi tiểu đêm nhiều lần, xương lưng và khớp gối thường lạnh.
Đối với người cơ địa hàn thì nên ăn trái cây tính nhiệt hoặc bình (các loại có nhiều chất béo, vị ngọt đậm), người cơ địa nhiệt thì bổ sung trái cây tính hàn để hạ nhiệt cơ thể (trái cây có vị chát, chua). Nếu bạn dung nạp thuận chiều với cơ địa hay ăn quá nhiều một loại trái cây mát, nóng cũng đều bất lợi.
Hương Giang
Tổng hợp
Websosanh.vn – website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam