Kinh nghiệm mua áo chống nắng nam, nữ, trẻ em tốt nhất (phần 2)

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Có nhiều yếu tố tác động tới khả năng chống nắng của áo chống nắng trong đó cấu trúc các sợi vải, màu sắc vải, và các hiện trạng của vải...

Phần II: Các tiêu chí chọn vải chống nắng tốt nhất

Ở phần I, chúng ta đã tìm hiểu cơ chế tác động của ánh nắng tới da như thế nào và cách thức hoạt động để chống lại tia UV của quần áo chống nắng ra sau, ở phần này chúng ta cùng tìm hiểu về các loại vải sử dụng làm áo chống nắng xem đâu là loại vải tốt nhất.

Nếu bạn chưa đọc Phần I thì có thể xem thêm Tìm hiểu về tia UV và cách thức chống nắng của vải chống nắng.

1. Tìm hiểu về tiêu chuẩn chống nắng của các loại vải

Hiện nay chỉ số UPF là chỉ số phổ biến và có uy tín nhất được sử dụng để biểu thị khả năng chống tia cực tím trên các chất liệu, trong đó có vải.

kinh nghiệm mua áo chống nắng
Chỉ số UPF là chỉ số được sử dụng để biểu thị khả năng chống nắng của vải.

UPF (Ultraviolet Protection Factor) – chỉ số chống tia UV – không phải là chỉ số do các nhà sản xuất đưa ra mà cần phải có cơ quan nghiên cứu kiểm nhiệm và dán nhãn. Cụ thể, tại Mỹ, chứng nhận này do HIệp hội Kiểm nghiệm và Vật liệu HOa Kỳ hoặc Hiệp hội Hóa chất Dệt may và Nhuộm cấp.

Ý nghĩa của UPF là chỉ số này càng cao thì khả năng bảo vệ khỏi những tác hại của tia cực tím càng tốt.

Một trang phục chống nắng đạt chuẩn cần có mức cơ bản là UPF 15. Các loại áo chống nắng tốt, đặc biệt là dành cho các nước nhiệt đới như Việt Nam thì cần phải có chỉ số UPF 50 trở lên, tương đương với khả năng ngăn chặn được 90% tia tử ngoại tác động tới da.

2. Các yếu tố để lựa chọn loại vải chống nắng tốt nhất

Có khá nhiều các yếu tố tác động tới khả năng chống nắng của một loại vỉa, cụ thể:

kinh nghiệm mua áo chống nắng
Không chỉ cấu trúc mà còn có màu sắc và hiện trạng vải cũng là các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng chống nắng của vải áo chống nắng.

– Cấu trúc vải (Fabric structure): vải được dệt sợi khít và dày sẽ giúp chống nắng tốt hơn và ngược lại các loại vải mỏng, bị kéo giãn sẽ chống nắng kém hơn.

– Màu sắc: Dù là cùng hay khác chất liệu thì màu tối (đen, hải quân và màu đỏ đậm) luôn có hiệu quả bảo vệ da tốt hơn màu sáng (trắng, xanh lục, xanh lá). Nhưng màu tối lại hấp thụ nhiệt nhiều hơn so với màu sáng. Vì vậy, để hạn chế sự hấp thụ nhiệt và tăng chỉ số chống nắng thì nên chọn trang phục chống nắng có màu sắc nhưng phải thẫm màu.

– Độ ẩm: Vải ướt sẽ giảm khả năng bảo vệ tia UV (thậm chí đến 50%). Vì thế không nên mặc trang phục chống nắng còn ẩm khi ra ngoài.

– Giặt giũ: nhiều người cho rằng, quần áo giặt nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến khả năng chống nắng. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu của Đại học Arizona thì chất liệu cotton sẽ tăng khả năng chống nắng sau nhiều lần giặt.

3. Loại vải chống nắng nào tốt nhất nên chọn?

kinh nghiệm mua áo chống nắng
Chỉ số UPF của một số loại vải chống nắng trên thị trường hiện nay

Hiện nay, các nhà sản xuất sử dụng khá nhiều các chất liệu vải để may áo chống nắng, trong đó dưới đây là các chất liệu chống nắng tốt nhất

– Polyester: do có cấu trúc hydrogen và carbon tạo thành vòng benzene hấp thụ tia UV, khóa khả năng tia cực tím tiếp xúc tới da.

-Vải Lycra – Spandex: cũng là một trong những chất liệu vừa có khả năng chống nắng tốt, vừa co giãn siêu bền giúp người mặc thoải mái.

– Jean – denim: là chất liệu có chỉ số chống nắng tốt nhưng nhược điểm của nó là dễ hấp thụ nhiệt từ mặt trời, làm cho người mặc cảm giác nóng bức. Vì thế chất liệu jeans cotton (jeans có hàm lượng cotton 100%) sẽ là lựa chọn tốt hơn là chất liệu jeans pha polyester làm người mặc nóng bức.

– Các chất liệu như nylon hay lụa satin (satin-finished silk) bóng, giúp phản xạ lại các bức xạ tử ngoại ở mức độ khác nhau tùy vào kiểu dệt và màu sắc.

Tuy nhiên, để đảm bảo vừa có hiệu quả chống nắng tốt, vừa mang lại sự thoải mái khi mặc thì người ta thường sử dụng các loại vải có sự pha trộn giữa các thành phần vải trên đây để tạo thành trang phục chống nắng tốt nhất.

Đơn cử như thương hiệu áo chống nắng Uniqlo, sử dụng vải với thành phần là 75% Polyester, 13% Spandex, 12% Cupro, do đó khi mặc chúng ta vẫn có được khả năng chống nắng tốt, nhưng vẫn thoải mái và thoáng khi mặc.

Vậy cần chú ý những gì để chọn được trang phục chống nắng tốt nhất?

XEM TIẾP PHẦN III: KINH NGHIỆM CHỌN MUA ÁO CHỐNG NẮNG TỐT NHẤT

Tin tức về Tư vấn mua sắm

Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!