Bên cạnh chức năng đo độ bão hòa oxy trong máu, máy đo nồng độ oxy còn có tính năng đo nhịp tim người dùng. Nếu bạn đang cần tìm mua một thiết bị đo nồng độ oxy tốt nhất để sử dụng, bạn cần cân nhắc những tiêu chí để chọn mua máy này như là máy đo SpO2 giá bao nhiêu, có những hãng nào,…
Những điều cần biết về máy đo SpO2
Máy đo SpO2 giá bao nhiêu? Nên mua của hãng nào thì tốt?
Máy đo SpO2 giá bao nhiêu là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra khi chọn mua máy đo SpO2.
Hiện nay, các loại máy đo nhịp tim và SpO2 trên thị trường rất đa dạng với mức giá bán phổ biến trong khoảng từ 200.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Thực tế, mức giá bán của máy đo SpO2 phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như là thương hiệu, các tính năng, công nghệ cũng như chính sách của nhà phân phối.
Để mua được sản phẩm máy đo có mức giá hợp lý, bạn nên có sự so sánh giữa các dòng sản phẩm với nhau và tìm mua ở những địa chỉ cung cấp uy tín. Người dùng tuyệt đối không vì ham giá rẻ mà mua thiết bị không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bởi vì đây là một thiết bị y tế theo dõi, chăm sóc sức khỏe của chính bạn.
Một số thương hiệu sản xuất máy đo SpO2 uy tín được nhiều người, đặc biệt là các chuyên gia y tế đánh giá cao như là Beurer, Maxcare, HoMedics, iMediCare hay Yuwell.
Phân loại máy đo SpO2
Dựa vào đặc điểm cấu tạo và thiết kế, người ta chia máy đo nồng độ oxy trong máu thành 2 loại, đó là là máy để bàn và máy cầm tay mini.
- Máy đo SpO2 để bàn: Được thiết kế với kích thước khá lớn, thông thường được sử dụng tại những môi trường chuyên nghiệp như bệnh viện hay phòng khám.
- Máy đo SpO2 cầm tay: Máy đo SpO2 cầm tay có thiết kế nhỏ gọn, cho phép người dùng có thể mang theo mọi lúc mọi nơi mà không bị vướng víu. Loại máy đo SpO2 này có thể dùng tại các bệnh viện, phòng khám hoặc sử dụng cho cá nhân tại nhà. Máy đo SpO2 cầm tay được chia thành 2 loại: loại thứ nhất có màn hình và đầu dò tách biệt nhưng được kết nối với nhau thông qua dây dẫn; loại thứ hai có màn hình và đầu dò gắn liền nhau thành 1 khối, kiểu dáng gần giống như một chiếc kẹp.
Hướng dẫn sử dụng máy đo SpO2
Không chỉ được thiết kế khá nhỏ gọn, các loại máy đo SpO2 cầm tay mini còn rất dễ dàng sử dụng. Bạn vẫn có thể sử dụng thiết bị này ngay từ lần đầu, cho dù bạn không phải là nhân viên y tế.
- Bước 1: Khi mới mua, bạn cần phải lắp pin vào khoang chứa pin bên trong máy đo.
- Bước 2: Tiếp theo, mở máy và đặt 1 ngón tay vào điểm tận cùng bên trong máy. Sau đó ấn nút nguồn để máy bắt đầu thực hiện đo.
- Bước 3: Trong quá trình đo, bạn cần phải ngồi yên, không được di chuyển. Kết quả về các chỉ số SpO2 và nhịp tim sẽ xuất hiện trên màn hình của máy sau vài giây. Người dùng có thể dựa vào kết quả này cùng những thông tin dưới đây để biết nhịp tim, độ bão hòa oxy trong máu của mình đang ở mức nào, có ổn hay không. Về chỉ số SpO2: Chỉ số SpO2 ở trong khoảng từ 97 đến 99%: Độ bão hòa oxy trong máu đang ở mức tốt. Chỉ số SpO2 ở mức từ 94 đến 96%: Độ bão hòa oxy trong máu đang ở mức bình thường. Chỉ số SpO2 dưới 93%: Độ bão hòa oxy trong máu thấp, bạn đang bị thiếu oxy, cần đến gặp bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về máy đo nồng độ oxy trong máy SpO2 mà bạn nên biết để có thể chọn cho mình một chiếc máy chất lượng, phù hợp.