Nintendo Switch bị trôi analog
Bị trôi analog là căn bệnh cực kỳ khó chịu đối với những thiết bị chơi game có sử dụng bộ phận này, Nintendo Switch cũng không ngoại lệ. Nguyên nhân gây ra lỗi analog trên Nintendo Switch là do thiết kế bên trong của máy quá mỏng manh, cộng thêm tác động từ người sử dụng nữa.
Để hạn chế tình trạng này, trước tiên bạn cần giữ bình tĩnh khi chơi game, từ đó mới không có những tác động lực quá lớn đến bộ phận nhạy cảm này. Còn một khi đã bị trôi analog rồi thì bạn chỉ có thể sửa tạm bợ mà thôi, thực hiện như sau:
- Vào System Setting-> Controllers and Sensors -> Calibrate Control Sticks
- Nhấn vào analog (stick) bị trôi (tay cầm bên trái hay bên phải)
- Lúc này màn hình sẽ hiển thị độ trôi của analog. Hãy làm theo hướng dẫn trên màn hình để điều chỉnh hướng lại.
Tuy nhiên cách sửa này chỉ có thể để bạn có thể chơi game tạm thời thôi chứ không phải kế sách lâu dài, tốt nhất bạn vẫn nên thay thế analog mới để bảo đảm trải nghiệm game nhé.
JoyCon không chia người chơi được
Đa phần người sở hữu Nintendo Switch thường tự chơi game một mình và chả bao giờ sờ đến chế độ chia người chơi trên Joycon cả. Tuy nhiên, một ngày đẹp trời nào đó bạn bỗng nổi hứng lên chơi tenis cùng đứa bạn mà không thể chia Joycon thì biết phải làm thế nào bây giờ?
Thực ra, đây là một sai sót khá là oái oăm của Nintendo. Do thiết kế mạch kết nối SL-SR của Joycon khá mỏng manh, đặc biệt là Joycon bên phải do phải chứa quá nhiều linh kiện bên trong nên đường gấp bị kẹp chặt hơn bên trái, dẫn đến việc động tí là hỏng.
Và đã là sai sót từ nhà sản xuất thì bạn không thể làm gì khác hơn là phải thay mới khi nó hỏng rồi. Tuy nhiên, đó cũng là trong trường hợp chơi 2 người thôi, nếu chỉ chơi một mình thì lỗi này cũng không ảnh hưởng lắm đến trải nghiệm cá nhân của bạn đâu. Vô tư mà chiến đi!
Joy-Con thường xuyên bị trượt khỏi thân máy
Như mọi thiết kế bản lề khác, máy chơi game Switch của Nintendo mang đến trải nghiệm kết nối cực kỳ thú vị và hấp dẫn. Tuy nhiên, nhược điểm của kết nối này là nó rất dễ trở nên lỏng lẻo, khớp cố định tỏ ra vô tác dụng trong việc duy trì kết nối.
Và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này không đâu khác là chính bạn. Khi tháo rời Joycon, bạn không bấm nút tháo lẫy phía sau mà kéo mạnh Joycon ra khỏi Switch hoặc có bấm mà bấm không sát, khiến phần lẫy bên trong bị mòn, gãy, không thể cố định bản lề như trước.
Để hạn chế lỗi này, bạn hãy thật nhẹ nhàng khi tháo Joycon, bấm nút thật sát rồi mới tháo ra.Còn khắc phục thì ngoài đem ra cửa hàng sửa chẳng còn cách nào khác đâu, và bạn có thể lựa chọn thay thế lẫy kim loại để hạn chế tối đa việc gãy lẫy.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về lỗi phổ biến của Nintendo Switch và có biện pháp sử dụng cũng như sửa chữa kịp thời.