Những điều cần biết khi chọn mua nguồn cho máy tính để bàn

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Nguồn máy tính (còn gọi là PSU – Power Supply Unit) là một bộ phận cực quan trọng nhưng nhiều khi không được đánh giá đúng mức. Điều này sẽ gây nguy hiểm không nhỏ cho hệ thống máy tính của bạn.

Nhắc đến một PC chơi game khủng, game thủ thường nghĩ ngay đến những linh kiện gì? Card đồ họa khủng, bộ xử lý cực mạnh, kit RAM chiến gắn tản nhiệt, bo mạch chủ nhiều khe cắm VGA… Rất hiếm khi họ nghĩ đến bộ nguồn.

Bộ nguồn máy tính để bàn

Bộ nguồn máy tính để bàn

Người dùng ít am hiểu thường xem nhẹ bộ nguồn khi xây dựng PC mới. Rất nhiều người hay phó mặc lựa chọn này cho nhân viên bán hàng theo tiêu chí “càng rẻ càng tốt”. Hoặc như khi có nhu cầu nâng cấp, game thủ vẫn thường quên mất việc xem xét liệu bộ nguồn mình đang dùng có “cân” được linh kiện mới hay không. Họ không biết rằng một bộ nguồn hoạt động không ổn định sẽ rút ngắn tuổi thọ linh kiện đáng kể.

Bài viết sau sẽ đưa ra cho bạn đọc tham khảo một vài tiêu chí quan trọng đánh giá một bộ nguồn. Sau đó sẽ có danh sách ngắn gọn giới thiệu một số bộ nguồn phổ biến nên quan tâm hoặc nên tránh ở cuối bài viết.

Công suất danh định

Đây là thông số người tiêu dùng cần quan tâm đầu tiên khi chọn mua nguồn. Công suất danh định (còn gọi là công suất thực hay công suất định mức) là giá trị lớn nhất mà nguồn còn có thể hoạt động được khi cấp điện cho mạch ngoài. Quá giá trị này, dòng điện chạy trong nguồn làm tỏa nhiệt mạnh đến mức khả năng tản nhiệt của các phần tử trong nguồn (cuộn dây, điện trở, chip…) không đáp ứng nổi, dẫn đến cháy hoặc hoạt động hỗn loạn. Quá tải do công suất “đuối” là một trong những cái chết phổ biến nhất trong thế giới PSU.

Nguồn máy tính Corsair CXV2 với công suất 500W

Nguồn máy tính Corsair CXV2 với công suất 500W

Hãy cảnh giác với cách đặt tên của nhà sản xuất! Ví dụ điển hình là bộ nguồn AcBel E2 470 có công suất thực chỉ 420 W (không thể quy kết NSX lừa đảo vì tên bộ nguồn… không có chữ W). Thông thường, 500 -> 600 W công suất thực là đủ cho hệ thống Intel Core-i mới và card đồ họa yêu cầu 2 nguồn phụ 6 pin.

Hiệu suất & Hệ số công suất

Hai chỉ số này thể hiện mức độ sử dụng điện năng hiệu quả của bộ nguồn và đều có giá trị nhỏ hơn 1. Không bao giờ có chuyện hiệu suất đạt 100% do một phần năng lượng bị tiêu tốn dưới dạng nhiệt.

Cũng khó có thể bắt gặp một bộ nguồn có hệ số công suất đạt 1 do các linh kiện như điện kháng (cuộn cảm) và điện dung (tụ điện) không phải luôn duy trì giá trị cố định (cái này phụ thuộc cả vào điện áp và tần số của điện lưới). Ví dụ nếu hệ thống của bạn tiêu thụ 500 W, bộ nguồn có hiệu suất 80% và hệ số công suất 0,9 thì hóa đơn tiền điện phải trả sẽ là: 500 / (0,8 x 0,9) = 694 W.

Để tiết kiệm điện, hãy cố gắng tìm kiếm bộ nguồn có hiệu suất và hệ số công suất càng cao càng tốt. Nhầm lẫn thường gặp: (công suất thực) = (công suất danh định in trên sản phẩm) x (hiệu suất)

Dòng điện trên các đường điện ra (rail)

Bảng thông số trên nguồn

Bảng thông số trên nguồn

Một thông số quan trọng nhưng ít ai để ý. Lấy ví dụ về bộ nguồn CoolerMaster Extreme 550 Power Plus. Về mặt công suất, bộ nguồn này hoàn toàn đủ khả năng gánh hệ thống chạy card đồ họa GTX 570. Tuy nhiên dòng trên rail 12 V của nó chỉ đạt 32 A – nhỏ hơn so với yêu cầu tối thiểu của GTX 570 là 38 A. Vì vậy việc sử dụng bộ nguồn này cho GTX 570 là không an toàn.

Tính năng bảo vệ quan trọng

Bảo vệ quá công suất: khi tổng công suất cung cấp ở đầu ra vượt quá so với công suất tối đa, PSU sẽ tạm thời ngừng hoạt động. Tính năng này nhằm hạn chế trường hợp đột tử do quá tải công suất người viết đã đề cập ở trên.

Bảo vệ quá dòng: PSU sẽ ngừng hoạt động khi một trong các đường điện cung cấp (rail) của nó vượt qua giới hạn dòng cực đại cho phép của PSU. Đây là trường hợp của GTX 570 và CoolerMaster Extreme 550 Power Plus đã nói ở trên.

Bảo vệ ngắn mạch: PSU lập tức ngừng hoạt động khi hiện tượng ngắn mạch xảy ra (như rơi 1 con ốc lên bo mạch). Không có chế độ bảo vệ này, khả năng ra đi của linh kiện khi ngắn mạch là hầu như chắc chắn.

Cả 3 chế độ bảo vệ trên đây đều được trang bị trên các bộ nguồn của các hãng tin cậy như CoolerMaster, AcBel, FSP… Ngoài ra còn một tính năng nữa mà bạn không thể bỏ qua khi tiếp cận các sản phẩm đắt tiền:

Active PFC (Power Factor Correction): những bộ nguồn sở hữu Active PFC đều có hệ số công suất khá cao giúp tiết kiệm điện năng (lớn hơn 0,9), đồng thời chúng còn có khả năng khử nhiễu và căn chỉnh đường điện vào. Hiện nay các sản phầm trung cấp giá mềm như FSP Hexa 500 cũng có thể được trang bị tính năng này.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Dung lượng bộ nhớ card màn hình bao nhiêu là đủ?

Dung lượng bộ nhớ card màn hình bao nhiêu là đủ?

Khi sử dụng máy tính hẳn sẽ có lúc bạn tự đặt câu hỏi rằng card đồ hoạ máy tính của bạn cần dung lượng bộ nhớ bao nhiêu là đủ? Để trả lời câu hỏi trên còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng của bạn là gì.

Tin tức về Tư vấn mua sắm

Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!