Một số loại dầu tự nhiên
Tinh dầu vốn rất được yêu thích trong làm đẹp, tuy nhiên, không phải loại tinh dầu nào cũng hợp với làn da mụn. Dưới đây là một số loại tinh dầu bạn không nên sử dụng nếu da đang nổi mụn.
– Dầu mầm lúa mạch (Wheat Germ Oil): Dầu mầm lúa mạch được biết đến với lợi ích dưỡng ẩm cực kỳ tốt, khả năng chống lão hóa vô cùng cao, tuy nhiên, loại dầu tự nhiên này lại có thể khiến cho bạn nổi mụn. Mặc dù trong dầu mầm lúa mạch rất giàu vitamin A, B, D và E, và thậm chí có thể giúp duy trì độ đàn hồi làn da của bạn bằng cách trợ giúp hình thành collagen, nhưng dầu mầm lúa mạch không nên được sử dụng trên làn da nhạy cảm vì dễ gây mụn trứng cá.
– Cocca butter (bơ ca cao) và dầu dừa: Mặc dù hai loại dầu thực vật này rất tốt trong việc dưỡng ẩm cho da, tuy nhiên, nó cũng khiến cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn một cách vô cùng tồi tệ. Nếu bạn có một làn da dầu hoặc một làn da mụn, tốt nhất bạn không nên sử dụng các sản phẩm có chứa hai thành phần này. Bạn vẫn có thể sử dụng dầu dừa trong chế độ ăn uống của bạn, miễn là bạn không sử dụng nó trực tiếp trên da của bạn, axit béo, bao gồm acid lauric khi bôi lên da có thể gây ra mụn.
Chiết xuất từ tảo
Bạn có biết rằng, mặc dù tảo rất tốt cho sức khỏe nhưng hầu hết những sản phẩm mỹ phẩm có chiết xuất tảo đều làm tắc nghẽn lỗ chân lông ở mức độ vô cùng tồi tệ. Trong mỹ phẩm, rất nhiều loại tảo được sử dụng, ví dụ như Ascophyllum hay Ulva lactuca, những thành phần này đều có thể gây ra chất nhờn làm bít tắc lỗ chân lông. Tốt nhất, nếu bạn có một làn da mụn hoặc dễ nổi mụn, hãy tránh xa những loại mỹ phẩm có chứa thành phần này.
Rượu (Alcohol)
Không những khiến cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn, Rượu (alcohol) cũng là một thành phần khiến cho da bị khô. Rất rất nhiều mỹ phẩm hiện nay có chứa thành phần này, mặc dù nó không hẳn là có hại nhưng vấn đề nằm ở chỗ, alcohol sẽ làm khô da, khiến cho da bị kích ứng và sẽ sản xuất nhiều bã nhờn, đây là nguyên nhân khiến cho lỗ chân lông bị tắc.
Lanolin
Lanolin là một chất béo chiết xuất từ mỡ cừu. Thành phần này thực sự không tốt cho làn da nhạy cảm và những làn da đang bị mụn vì nó có thể gây dị ứng da và làm bít tắc lỗ chân lông. Kể cả các dẫn xuất của Lanolin như ethoxylated lanolin, PEG 16 lanolin và Solulan 16 cũng đều có tác dụng tương tự như alonin, bởi vậy, nếu bạn có một làn da “đỏng đảnh”, bạn hãy tránh sử dụng các sản phẩm có thành phần này, dù hàm lượng của nó là rất thấp đi chăng nữa.
Carrageenan
Carrageenan được sử dụng trong nhiều mỹ phẩm và có thể ẩn đằng sau rất nhiều tên, như Chondrus Crispus,Ubygel GS, Aubygum DM, Burtonite V-40-E và Carastay. Thành phần này được sử dụng nhiều trong kem nền, dầu gội đầu, dầu xả, tuy nhiên nó lại là thành phần gây tắc lỗ chân lông, và khiến cho làn da mụn trở nên trầm trọng.
Sodium Chloride
Thành phần này khá phổ biến trong các loại mỹ phẩm, bạn có thể tìm thấy nó trong các loại sữa rửa mặt, xà phòng, dầu gội. Lý do khiến nó được sử dụng rộng rãi đó chính là bởi giá thành của nó. Tuy nhiên, sodium chloride sẽ gây khô và bào mòn da từ đó khiến cho da bị kích ứng và tiết dầu nhiều làm bít tắc lỗ chân lông.
Sulphate
Bạn có biết rằng Sulphate hoạt động như một chất tẩy rửa, gây khô da dẫn tuyến dầu của bạn hoạt động nhiều hơn. Mối nguy hiểm lớn nhất đối với da bị mụn chính là chất Sodium Lauryl Sulfate. Có một số hãng mỹ phẩm sử dụng chúng như một thành phần để tạo bọt vì vậy nếu bạn có một làn da mụn hay nhạy cảm, hãy cẩn thận với các loại sữa rửa mặt, các loại dầu gội, sữa tắm có chứa thành phần này.
Benzoyl Peroxide
Là hóa chất thường thấy trong các loại mỹ phẩm trị mụn, nhưng loại hóa chất này lại như một “con dao 2 lưỡi”, bởi chất này khiến cho da bị khô và khiến cho hệ thống tiết bã nhờn hoạt động mạnh, vậy là từ da khô đến lỗ chân lông bị tắc – một vòng luẩn quẩn khi lựa chọn những loại mỹ phẩm có chứa chất này. Đối với các quý cô có làn da bị mụn, tốt nhất nên sử dụng tinh dầu trà xanh, thời gian lành mụn có thể lâu nhưng chúng lại rất thân thiện với làn da của bạn.
Một số hóa chất khác
Ngoài ra, dưới đây cũng là một list các thành phần mà bạn nên tránh khi lựa chọn mỹ phẩm dành cho da mụn:
– Butyl Stearate
– Cetearyl alcohol + Ceteareth 20 (những chất này thường có trong dầu xả nên sau khi gội đầu bạn nên rửa mặt thật kỹ)
– Cetyl acentate
– Cottonseed oil
– D&C Red #17, #21, #3, #30, #36
– Decyl oleate
– Dioctyl succinate
– Disodium monooleamido PEG 2-sulfosuccinate
– Ethylhexyl palmitate
– Glyceryl stearate SE
– Glyceryl-3-diisostearate
– Hexadecyl Alcohol, Oleyl alcohol
– Hydrogenated vegetable oil
– Isocetyl alcohol/stearate/oleate/isostearate/linolate/palmitate, isostearate, neopentanoate
– Isopropyl myristate, myristyl myristate
– Lanolin
– Laureth 23, laureth 4
– Lauric acid
– Myristyl Lactate, Myristyl Myristate
– Octyl palmitat/stearate
– Oleth-3
– PEG 200 dilaurate, PEG 8 stearate, PG monostearate
– Polyglyceryl-3-diisostearate
– Solulan 16
– Sorbitan oleate
– Steareth 10
– Stearic acid TEA
– Stearyl heptanoate
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam