1. Cân điện tử là gì? Hoạt động như thế nào?
Để xác định được cân điện tử có chính xác không, bạn cần phải hiểu rõ chúng là gì và nguyên lý hoạt động của chúng ra sao. Là một loại vật dụng rất đỗi quen thuộc trong cuộc sống hiện đại, cân điện tử xuất hiện rất nhiều ở trong siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bách hóa và ngay cả trong nhiều gia đình.
Chúng là loại cân sử dụng công nghệ cảm biến từ để đo khối lượng vật, hoạt động chủ yếu dựa trên điện năng. Bạn chỉ cần đặt đồ vật lên trên bàn cân, các chỉ số sẽ được hiển thị rõ ràng trên màn hình với tỉ lệ sai số nhỏ, dường như không có.
Do vậy, cân điện tử còn được nhiều ngân hàng tin tưởng sử dụng rộng rãi trong các hệ thống tính tiền, cân vàng hiện nay. Xét theo cấu tạo đòn cân và bộ vi xử lý tín hiệu điện tử, cân điện tử hoạt động khi vật đặt lên cân, khối lượng tác động lên mặt cân tạo ra một lực uốn cong thanh Load.
Khi đó, điện trở sẽ thay đổi. Khi vật càng nặng thì độ cong của thanh Load càng lớn dẫn đến sự thay đổi điện trở càng nhiều. Từ đó, bộ vi xử lý sẽ quy đổi tín hiệu thành kết quả, thông báo số liệu cụ thể trên màn hình. Vậy, liệu cân điện tử có chính xác không?
2. Dùng cân điện tử có chính xác không?
Khác với các loại cân sức khỏe cơ học truyền thống, cân điện tử sử dụng cảm ứng điện từ để đo lường cân nặng đồ vật nên bất cứ đồ vật gì đặt lên bàn cân đều được đọc con số hiển thị lên màn hình. Vì vậy, chúng có ưu điểm nổi bật hơn hẳn đó là mức độ chính xác cao, gần như lên đến 100%.
3. Có nên mua cân điện tử không?
3.1. Cân điện tử có bền không?
Ngoài vấn đề cân điện tử có chuẩn không, cân điện tử có độ bền ra sao cũng là từ khóa được rất nhiều người tìm kiếm. Do được làm từ chất liệu cao cấp, cấu trúc chắc chắn nên loại thiết bị y tế chất lượng cao này có thể chịu được sức va đập cực tốt, chính xác, ổn định trong suốt quá trình sử dụng. Đặc biệt, bạn không phải lo lắng về vấn đề thay pin thường xuyên cho sản phẩm. Thêm vào đó, so sánh mức độ bền bỉ với các sản phẩm cùng phân khúc thì cân điện tử lại có khả năng chống va đập kém hơn cân cơ, tuy nhiên chênh lệch không quá lớn. Chắc hẳn đến đây, các bạn đã khẳng định được: Cân điện tử có bền không rồi đúng không?
3.2. Ưu điểm của cân điện tử
Các loại cân sức khỏe điện tử chính hãng sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như thiết kế chắc chắn, độ bền cao, khả năng chống chịu va đập cực tốt, tính ổn định trong quá trình sử dụng cao. Đồng thời, chúng còn rất dễ sử dụng, bạn chỉ cần đặt vật lên hoặc tự mình đứng lên bàn cân đã có thể biết được chính xác cân nặng rồi. Thêm nữa, bạn sẽ không phải bận tâm về vấn đề thay pin thường xuyên, tốn kém công sức, tiền bạc. Bên cạnh đó, giá cả nằm ở phân khúc bình dân cũng là một trong những lợi thế tuyệt vời giúp cân điện tử cạnh tranh mạnh mẽ được với các dòng cân khác.
3.3. Nhược điểm của cân điện tử
Không có một sản phẩm nào có thể hoàn thiện được tất cả mà thường sẽ mắc phải những khuyết điểm, hạn chế. Có thể kể đến như: cân có ít chức năng, trọng lượng cân tương đối nặng.
3.4. Cân điện tử giá bao nhiêu?
Thông thường, trên thị trường cân đo lường hiện nay, cân sức khỏe cơ học có giá dao động từ khoảng 200.000 – 300.000 đồng, trong khi đó cân điện tử có giá cao hơn từ 400.000 – 500.000 đồng. Bạn có thể tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện tài chính của mình để cân nhắc lựa chọn sản phẩm ưng ý và phù hợp nhất, hội đủ các tiêu chí mình cần.
4. Kinh nghiệm mua cân điện tử
4.1. Cách kiểm tra độ chính xác cân điện tử
Để xác định cân điện tử có chuẩn không, bạn cần phải tiến hành theo hai cách kiểm tra độ chính xác dưới đây:
Kiểm tra tính chính xác của thông số: Trước hết, bạn cần để ý xem vạch kim chỉ đã dừng ở mức số 0 hay chưa trước khi đặt vật lên bàn cân. Sau đó, dùng tay ấn nhẹ lên bàn cân rồi buông tay để xem độ nhạy của cân. Nếu như cân đã trở về vị trí ban đầu là mức 0 thì chứng tỏ cân tốt. Còn nếu như cân sức khỏe điện tử không chính xác phải làm sao? Dĩ nhiên là bạn cần thực hiện sang cách thứ hai rồi.
Quan sát cân từ hình thức bên ngoài: Theo kinh nghiệm mua cân điện tử của nhiều người, việc quan sát cân từ bên ngoài là rất quan trọng. Bởi lẽ các loại cân tốt đều được kiểm định chặt chẽ với dấu niêm chì hai bên nắp hông, ghi rõ thời hạn hiệu lực. Kể cả cân bàn hay cân 2 dĩa không có dấu niêm chì thì cũng có dán tem kiểm định. Nếu không có một trong hai dấu hiệu đó thì chứng tỏ cân chưa qua kiểm định, cân kém chất lượng.
4.2. Lựa chọn thương hiệu uy tín
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng, có rất nhiều thương hiệu cân điện tử ra đời có thể kể đến như Laica, Tanita Glass, Microlife, Medisana, Camry, Beurer, Lanaform,… Nhưng có lẽ được nhắc đến nhiều nhất vẫn là cân điện tử đa năng iMediCare IS-303 nhập khẩu Singapore.
Không chỉ có giá thành phải chăng, chỉ 275.000 đồng, loại cân này còn vượt qua rất nhiều tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và tiện ích. Đây cũng là dòng cân sức khỏe điện tử được hội mẹ bỉm sữa tin dùng và truyền tai nhau sử dụng để kiểm soát cân nặng sau sinh, lấy lại vóc dáng thon gọn thời son trẻ.
4.3. Các tính năng của cân
Được biết đến với nhiều tính năng ưu việt như tính giá luôn trên bảng điện tử, in mã vạch và chấm công, cân điện tử được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Ngoài ra, cân dùng để theo dõi cân nặng để duy trì sự ổn định trong sức khỏe của gia đình, dùng để cân các đồ đạc thí nghiệm, cân hàng hóa, hóa chất.
4.4. Chế độ bảo hành
Thông thường, một chiếc cân sức khỏe điện tử sẽ được bảo hành khoảng 6 tháng kể từ ngày mua hàng.
4.5. Đọc hướng dẫn khi sử dụng cân
Điều này không chỉ giúp cho kết quả cân đo được chính xác mà còn kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Đầu tiên, đặt cân lên mặt phẳng cứng, đặt vật nhẹ nhàng lên cân, không bất ngờ thả hoặc cân vật quá giới hạn cho phép. Trước khi lên bàn cân, hãy đảm bảo rằng mặt cân không bị ướt vì nó sẽ rất trơn trượt. Vệ sinh cân sạch sẽ bằng vải mềm, không dùng loại hóa chất nào sau mỗi lần sử dụng. Cần bảo quản cân ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào.