So sánh hai loa JBL Charge 4 và Charge 3: Sự khác biệt là gì?

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
JBL Charge 4 là bản cải tiến của Charge 3 nhưng giữa chúng có sự khác biệt nào đáng để chúng ta nâng cấp? Cùng tìm hiểu nhé!

Bảng so sánh thông số kỹ thuật giữa JBL Charge 4 và Charge 3

Tên sản phẩm JBL Charge 3 JBL Charge 4
Công suất 2 x 10W 30W
Trọng lượng 800g 960g
Kích thước 21,3 x 8,7 x 8,8 cm 22 x 9,5x 9,3 cm
Thời lượng pin 20 giờ 20 giờ
USB Micro USB USB-C
Cổng sạc USB
Cổng 3.5mm
Phiên bản Bluetooth 4.1 4.2
Kết nối đa thiết bị 3 2
Chuẩn chống nước IPX7 IPX7
Microphone Không
JBL Connect
Tự động tắt

Khác biệt về kích thước, trọng lượng

Phiên bản Charge mới của JBL có sự nâng cấp nhẹ về cấu trúc thiết kế. Cụ thể:

  • JBL Charge 3: 21,3 x 8,7 x 8,8 cm nặng 800 gram
  • JBL Charge 4: 22 x 9,5 x 9,3 cm nặng 960 gram

Dẫu có ‘bành trướng’ đôi chút nhưng tổng quan thì JBL Charge 4 không cồng kềnh hơn so với Charge 3 là bao, cả hai vẫn thích hợp cho việc di chuyển.

Dung lượng pin Charge 4 lớn hơn nhưng thời gian ngang ngửa

Thời lượng pin của Charge 4 đã tiến bộ rất nhiều so với thời Charge 3. Nó được trang bị viên pin dung lượng 7500mAh so với 6000mAh của phiên bản cũ. Tuy nhiên mình không hiểu sao thời gian chơi nhạc của chúng lại tương đương nhau, đều là 20 giờ. Có lẽ do hiệu suất của Charge 4 mạnh hơn nên hao pin càng nhanh. Mình nghĩ vậy!

so sánh jbl charge 4 và charge 3
JBL Charge 4

Về thời gian sạc, Charge 4 pin lớn hơn nhưng sạc nhanh hơn so với Charge 3, nó chỉ cần 4 giờ thay vì 4,5 giờ. Cả hai loa JBL đều có chức năng tự động tắt để tiết kiệm pin.

Hiệu suất của Charge 4 tốt hơn

JBL Charge có hai driver công suất 10W, công suất tổng 20W. Trong khi đó Charge sử dụng củ loa đơn công suất 30W cho hiệu suất tốt hơn. Chất lượng âm thanh của Charge 4 cũng được cải tiến một chút so với người tiền nhiệm.

Charge 4 có USB-C

JBL Charge là series được hỗ trợ USB out-put để sạc cho các thiết bị khác, đó cũng là sự khác biệt của dòng này với dòng Flip. Vì vậy các dòng loa này còn được xem như một ‘ngân hàng năng lượng’. Mặt khác, trên cả hai loa đều có jack 3.5mm để kết nối trực tiếp với nguồn phát mà không cần Bluetooth.

Tuy nhiên thì trên Charge 4 đã có sự xuất hiện của cổng USB-Type C, đó là nguyên nhân vì sao nó sạc nhanh hơn Charge 3.

so sánh jbl charge 4 và charge 3
JBL Charge 3

Công nghệ Bluetooth của Charge 4 tiên tiến hơn

Charge 3 sử dụng công nghệ Bluetooth 4.1 hơi cũ kỹ, và Charge 4 được nâng cấp lên 4.2. Mặc dù vẫn chưa phải chuẩn cao nhất nhưng chắc chắn khả năng ổn định tín hiệu của nó sẽ tốt hơn phiên bản cũ.

Điều thú vị khác là cả hai đều có thể kết nối đa thiết bị cùng lúc. Charge 3 cho phép kết nối 3 thiết bị còn Charge 4 chỉ có 2. Theo mình đây không phải một sự thụt lùi nào đó, mà bởi 2 là con số hợp lý nhất.

Khả năng chống nước như nhau

Cả hai loa đều có chuẩn chống nước IPX7, có thể chống nước ở độ sâu 1 mét trong 30 phút. Do đó nếu sử dụng ở các pool-party thì cả hai đều thích hợp.

Tính năng bổ trợ

Cả Charge 3 và 4 đều có tính năng bổ trợ JBL Connect tuy nhiên phiên bản trên Charge 4 là Connect+, tốt hơn so với phiên bản cũ. Bạn cũng có thể nâng cấp cho Charge 3 lên Connect+ nhưng có thể sẽ ảnh hưởng đến tín hiệu kết nối. Hãy cân nhắc cho kỹ nhé!

Mặt khác, ở Charge 4 ta thấy được hãng loa JBL đã loại bỏ microphone đàm thoại rảnh tay. Không hiểu vì nguyên nhân gì nhưng mình cho rằng hãng muốn tập trung vào trải nghiệm âm thanh hơn, đó cũng là lý do vì sao Charge 4 mạnh mẽ đến vậy.

Nên mua JBL Charge 4 hay Charge 3?

Nhìn chung thì cả hai loa bluetooth này đều rất tốt. Nếu bạn mua mới thì không nghi ngờ gì nên mua Charge 4. Thời lượng pin có thể ngang nhau nhưng chất lượng âm thanh của thế hệ thứ 4 chắc chắn sẽ hơn. Ngoài ra các chi tiết nhỏ như cổng sạc USB-C, Bluetooth 4.2 hẳn cũng sẽ đánh động người dùng.

Cả hai loa đều có chống nước như nhau. Tuy Charge 4 không có micro đàm thoại rảnh tay nhưng điều đó càng khiến nó tập trung vào việc chơi nhạc hơn, với lại cũng ít người sử dụng tính năng này.

Có nên nâng cấp từ Charge 3 lên Charge 4 không?

Còn nếu bạn đang sở hữu JBL Charge 3 thì còn tùy vào việc nó có thỏa mãn tai nghe bạn hay không mới quyết định nâng cấp lên Charge 4. Nếu bạn chưa hài lòng lắm với âm lượng, âm thanh của Charge 3 thì có thể tìm đến Charge 4. Ngược lại, nếu đã nghe quen rồi thì bạn không nên tốn thêm tiền làm gì.

Tin tức về Loa - Micro - Tai nghe

So sánh SoundPeats Life và SoundPeats Air 3 Pro: Tai nghe nào tốt hơn?

So sánh SoundPeats Life và SoundPeats Air 3 Pro: Tai nghe nào tốt hơn?

Sau sự thành công của SoundPeats Air 3 Pro, hãng tiếp tục trình làng SoundPeats Life được đánh giá là bản sao của Air 3 Pro. Vậy giữa tai nghe SoundPeats Life và SoundPeats Air 3 Pro, tai nghe nào tốt hơn? Cùng chúng tôi so sánh hai dòng tai nghe này trong bài viết dưới đây.
Đánh giá loa B&O A1: Vẫn là quá ngon trong năm 2023!

Đánh giá loa B&O A1: Vẫn là quá ngon trong năm 2023!

B&O Beoplay A1 là một chiếc loa di động với thiết kế nhỏ gọn, có thể mang theo bất cứ nơi đâu, chất lượng âm thanh khá là tốt, đáng để bạn mua. Dưới đây là đánh giá chi tiết về loa B&O A1, tham khảo ngay nhé!
Đánh giá loa B&O Beolit 20: Đẳng cấp và thời trang!

Đánh giá loa B&O Beolit 20: Đẳng cấp và thời trang!

B&O Beolit 20 là một trong những sản phẩm loa không dây mới nhất của thương hiệu âm thanh danh tiếng Bang & Olufsen. Mẫu loa sở hữu thiết kế đẹp mắt, chất âm mạnh mẽ và tính năng thì vô cùng hiện đại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đánh giá chi tiết hơn về loa B&O Beolit 20.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!