Tẩy tế bào chết cho da mụn: nên hay không nên?

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Nếu làn da đang gặp vấn đề, cụ thể là bị mụn thì có nên tẩy tế bào chết cho da mụn không? tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Như mọi người đã biết, tẩy da chết có nhiều tác dụng hữu ích đối với làn da như làm sạch sâu, thông thoáng lỗ chân lông đồng thời giúp các dưỡng chất làm đẹp được thấm sâu vào da một cách dễ dàng.

Khi nào thì làn da mụn cần được tẩy tế bào chết?

Khi nào thì nên tẩy tế bào chết cho da mụn? Đây là câu hỏi được khá nhiều chị em quan tâm. Nếu bạn chỉ có một vài nốt mụn sưng viêm nhỏ, mụn ẩn, mụn đầu đen, đầu trắng thì không thể thiếu bước tẩy da chết trong quá trình skincare của mình. Những loại mụn này đa phần là do sự bít tắc lỗ chân lông nên càng cần phải tẩy tế bào chết để lỗ chân lông có thể thông thoáng, từ đó cải thiện được tình trạng mụn.

Tuy nhiên, trong quá trình tẩy tế bào chết, nếu thấy làn da có dấu hiệu kích ứng thì nên dừng lại ngay lập tức.

Tẩy da chết có thể cải thiện được tình trạng mụn hiệu quả
Tẩy da chết có thể cải thiện được tình trạng mụn hiệu quả

Khi nào cần hạn chế tẩy da chết cho da mụn?

Việc tẩy tế bào chết cho da là cần thiết nhưng trong một vài trường hợp thì nên hạn chế và cân nhắc kĩ bước làm đẹp này. Chẳng hạn như da đang gặp tình trạng mụn viêm nặng.

Làn da bị nhiễm hóa chất hay gặp phải một vấn đề về bệnh lý sẽ làm xuất hiện các nốt mụn viêm. Khi đó, hàng rào bảo vệ da đang chịu tổn thương nên cần hạn chế tác động vật lý lên làn da. Nếu không tình trạng sưng viêm sẽ trầm trọng hơn.

Trong trường hợp này, thay vì sử dụng các tẩy da chết vật lý, bạn có thể thay thế bằng tẩy da chết hóa học dạng bôi, thoa với nồng độ và thành phần dịu nhẹ. Sử dụng tẩy da chết hóa học dạng gel, lỏng hoặc lotion sẽ hạn chế sự ma sát trên da từ đó ít làm tổn thương đến các nốt mụn hơn.

Một vài lưu ý cần biết khi tẩy tế bào chết cho da mụn.

Để có thể tẩy da chết một cách hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý những điều sau:

1. Tần suất tẩy tế bào chết

Làn da mụn tương đối nhạy cảm nên chỉ cần tẩy da chết 1-2 lần/ tuần để đảm bảo da luôn khỏe mạnh. Nếu tẩy với tần suất dày đặc chỉ làm da thêm khô ráp, mất cân bằng độ ẩm khiến cho tình trạng mụn càng tồi tệ hơn.

2. Thời gian tẩy tế bào chết 

Về thời gian sử dụng, tốt hơn hết bạn nên tuân theo hướng dẫn của sản phẩm. Chẳng hạn, nếu tẩy tế bào chết dạng sữa rửa mặt thì có thể massage nhẹ nhàng trong 1-2 phút, còn dạng mặt nạ thì lâu hơn tầm 10-15 phút. Đối với tẩy da chết hóa học có thể rửa mặt ngay nếu thấy kích ứng nhẹ trên da.

Nên chọn sản phẩm tẩy tế bào chết dạng lỏng, lotion để tránh làm tổn thương mụn
Nên chọn sản phẩm tẩy tế bào chết dạng lỏng, lotion để tránh làm tổn thương mụn

3. Thao tác thực hiện

Đối với làn da nhạy cảm như da mụn thì các thao tác trên da phải hết sức nhẹ nhàng để tránh tổn thương các nốt mụn gây vỡ và nhiễm trùng. Khi tẩy, cần massage bằng đầu các ngón tay đi theo hình tròn.

4. Cấp ẩm sau khi tẩy tế bào chết

Không chỉ đối với da mụn mà da bình thường sau khi tẩy tế bào chết đều sẽ khô, thiếu độ ẩm dẫn đến ngứa rát và bong tróc. Chưa hết, khi làn da mất độ ẩm thì cũng suy giảm chức năng từ đó tình trạng mụn có thể trầm trọng hơn. 

Sau khi tẩy tế bào chết, cần sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng ẩm hoặc đắp mặt nạ bù ẩm cho da.

5. Chọn sản phẩm phù hợp với làn da

Đối với làn da mụn, cần chọn lựa một sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp với làn da. Nên ưu tiên các sản phẩm dạng gel, lotion để sử dụng thay vì lựa chọn tẩy tế bào chết bằng dạng hạt to gây cọ xát mạnh trên da. Tẩy da chết hóa học cũng là một sự lựa chọn phù hợp đối với làn da mụn.

Tùy mức độ mụn ít hay nhiều, nhẹ hay nặng để lựa chọn một sản phẩm tẩy tế bào chết cho da mụn phù hợp. Làn da mụn tương đối nhạy cảm nên bạn cần phải hiểu rõ làn da mình, từ đó có thể chăm sóc da một cách tốt nhất.

Tin tức về Mỹ phẩm

Review thuốc mọc tóc Kaminomoto, kích thích mọc tóc hiệu quả

Review thuốc mọc tóc Kaminomoto, kích thích mọc tóc hiệu quả

Chỉ đến khi nào bạn bị rụng tóc thì mới biết tóc đáng quý như thế nào. Mình đã nghiệm ra chân lý này bởi gần đây tóc chẳng khác nào “lá mùa thu” cả. Tóc thưa mà còn hói nữa, lo hết nấc. Mặc dù đã đổi rất nhiều loại dầu gội, xả, trang bị cả dưỡng tóc nữa rồi mà vẫn chưa cải thiện được nhiều.