10 điều các nhiếp ảnh gia mới vào nghề cần biết về dòng máy ảnh CSC

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
CSC- hệ thống máy ảnh nhỏ gọn hay máy ảnh không gương lật đã ra đời thay thế dòng SLR và ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường. Vậy hệ thống máy ảnh nhỏ gọn là gì và nó khác gì so với dòng DSLR?

Ra mắt lần đầu tiên năm 2008

Chiếc CSC đầu tiên được Panasonic đưa ra thị trường vào tháng 9 năm 2008 tại hội chợ thương mại Photokina ở Cologne, Đức. Đó là chiếcPanasonic Lumix DMC-G1, đây cũng là chiếc máy ảnh đầu tiên sử dụng công nghệ Micro Four Thirds. Tiếp bước Panasonic, Olympus cho ra đời chiếc Olympus Pen E-P1 vào tháng 6 năm 2009. Chỉ trong vòng 2 năm tiếp theo, Sony và Samsung cũng đồng loạt sản xuất các máy ảnh CSC, đánh bại Canon và Nikon trên thị trường.

Panasonic Lumix DMC-G1

Panasonic Lumix DMC-G1

Olympus Pen E-P1

Olympus Pen E-P1

Không có gương lật

Điểm khác biệt lớn nhất giữa một chiếc CSC và một chiếc SLR đó là máy ảnh CSC không có gương phản xạ để chiếu hình ảnh từ ống kính tới kính ngắm. Đó là lý do các máy CSC còn được gọi là máy ảnh không gương lật.

CSC cho phép người dùng dịch chuyển ngàm ống kính đến gần cảm biến hơn cho nên dòng CSC có kích thước nhỏ hơn dòng SLR.

Từ “hệ thống” bắt nguồn từ một sự thật là chiếc CSC có thể tương thích với ống kính hoán đổi – nó là 1 phần của hệ thống.

Tính năng Live View

Do máy không có gương để phản xạ ánh sáng đến kính ngắm nên chiếc CSC sử dụng thông tin từ cảm biến hình ảnh để tạo ra hình ảnh trong kính ngắm điện tử hoặc màn hình chính ở phía sau máy ảnh. Phương thức hoạt động của nó cũng tương tự như chế độ Live View của máy SLR.

Không phải tất cả các máy CSC đều có kính ngắm nhưng nếu có thì chúng thường là kính ngắm điện tử (EVF). Fujifilm là hãng duy nhất sản xuất những chiếc CSS có cả kính ngắm điện tử và kính ngắm quang học, tuy nhiên chúng là dòng Rangefinder style.

Ảnh chụp sẽ phản chiếu chính xác những gì bạn thấy

Một trong lợi ích lớn nhất của việc sử dụng kính ngắm điện tử hoặc màn hình của CSC để sắp xếp bố cục ảnh đó là nó cho thấy tầm quan trọng của các cài đặt máy ảnh. Điều này nghĩa là nếu bạn giảm độ phơi sáng hình ảnh sẽ tối đi, hay khi bạn thay đổi cài đặt cân bằng trắng bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi màu sắc trong ảnh và khi bạn chuyển ảnh từ màu đen sang trắng bạn sẽ có được một bức ảnh đơn sắc – tất cả những thao tác đều được thực hiện trước khi chụp ảnh.

Một trong các vấn đề của kính ngắm điện tử ban đầu đó là tốc độ làm tươi màn hình của chúng khá chậm và điều này dẫn đến máy sẽ bị chậm khi đối tượng chụp hoặc máy dịch chuyển. Và kết quả là bạn sẽ khó theo dõi các đối tượng đang di chuyển. Thật may mắn là vấn đề này đã được giải quyết phần nào nhờ vào công nghệ kính ngắm điện tử cao cấp hiện nay.

Sử dụng hệ thống lấy nét tương phản hoặc Hybrid

Các máy SLR sở hữu bộ cảm biến lấy nét chuyên dụng sử dụng hệ thống lấy nét theo pha để điều chỉnh tiêu cự ống kính khi phơi sáng, khi gương phản xạ hạ xuống và người dùng nhìn thấy được cảnh vật qua kính ngắm quang học.

Do không có gương phản xạ, các máy CSC không sử dụng cảm biến AF riêng biệt mà sử dụng cảm biến hình ảnh.

Ban đầu các máy CSC sử dụng hệ thống lấy nét tương phản giống như một số máy ảnh compact. Chúng có tốc độ khá chậm và gặp trục trặc khi chụp thiếu sáng tuy nhiên các nhà sản xuất đã rất nỗ lực để giải quyết vấn đề này và hệ thống lấy nét của dòng CSC đã được cải thiện đáng kể.

Một vài máy CSC hiện nay sử dụng hệ thống lấy nét kép tự động Hybrid, nó là sự kết hợp giữa hệ thống lấy nét tương phản và lấy nét theo pha, sử dụng độ phân giải chuyên dụng để lấy nét cho cảm biến của máy. Chúng có tốc độ nhanh và dứt khoát hơn hệ thống lấy nét tương phản thông thường.

Một số dòng CSC chụp thiếu sáng tương đối tốt và có lẽ chúng ta sẽ sớm có được một chiếc CSC sở hữu hệ thống lấy nét tự động của một chiếc DSLR.

Kích thước cảm biến đa dạng

Như đã đề cập ở trên, chiếc CSC đầu tiên được thiết kế sử dụng công nghệ Micro Four Thirds và chúng sở hữu cảm biến kiểu Four Thirds. Panasonic và Olympus vẫn sử dụng loại kích thước cảm biến này cho các sản phẩm của họ nhưng các nhà sản xuất khác lại muốn đổi mới với các kiểu kích thước cảm biến đa dạng.

Canon, Fujifilm và Samsung đều sử dụng cảm biến APS-C trong khi Nikon dùng cảm biến 1 inch có kích thước nhỏ hơn các cảm biến kia. Pentax thì sử dụng các loại cảm biến nhỏ nhất: cảm biến 1/1.7 inch của dòng Q7 và Q-S1 và cảm biến 1/2.3 inch của dòng Q10. Sony lại tận dụng cả cảm biến APS-C và cảm biến toàn khung, Sony chính là công ty duy nhất cung cấp dòng CSC cảm biến toàn khung.

Sử dụng ngàm ống kính riêng biệt

Do các máy CSC của Panasonic và Olympus sử dụng cùng một loại ngàm ống kính và họ cũng là những “cây đại thụ” tồn tại trên thị trường lâu nhất nên họ cũng sở hữu dải ống kính rộng nhất. Tuy nhiên các hãng máy ảnh khác như Sony và Fuji cũng rất nỗ lực để phát triển mặt hàng ống kính của riêng họ.

Hệ số phóng đại tiêu cự

Giống như dòng DSLR, khi một chiếc CSC có cảm biến nhỏ hơn cảm biến toàn khung thì nó sẽ tạo ra những hình ảnh có hệ số phóng đại tiêu cự lớn hơn chỉ số ghi trên ống kính. Điều này xảy ra sở dĩ là do hệ số phóng đại là chỉ số cố định nhưng nếu khung của ảnh sẽ thay đổi thì kích thước cảm biến cũng thay đổi theo.

Ví dụ như cảm biến 1 inch của Nikon có hệ số phóng đại là 2.7x nên len kit 10-30 mm sẽ tạo ra hình ảnh tương tự như khi sử dụng len 27-81 mm trên máy ảnh full frame.

Điều chỉnh độ phơi sáng tương tự dòng SLR

Tương tự như dòng SLR, với dòng CSC người dùng có thể điều chỉnh mức độ phơi sáng khi sử dụng tốc độ màn trập, khẩu độ và độ nhạy sáng. Thông thường thì máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh mức phơi sáng hoặc người chụp sẽ sử dụng chế độ điều khiển bằng tay để điều chỉnh nó. Hầu hết các máy CSC đều cung cấp cho người dùng các chế độ ưu tiên khẩu độ, ưu tiên màn trập và điều khiển độ phơi sáng bằng tay cùng một loạt các tùy chọn tự động.

Các nút điều khiển có thiết kế cổ điển hoặc hiện đại

Một số máy CSC như Panasonic GM5 sử dụng màn hình điều khiển bằng cảm ứng trong khi các dòng máy khác sử dụng bảng điều khiển với nút bấm và quay số vật lý. Còn một vài loại máy như Samsung NX1 và Panasonic GH4 lại kết hợp cả 2 loại bảng điều khiển bằng cảm ứng và vật lý.

Fujifilm thì lại sở hữu một loạt dòng máy ảnh phổ biến sử dụng bảng điều khiển kiểu truyền thống với nút xoay màn trập và vòng khẩu độ. Fuji X-T1 đã chứng minh sự độc đáo của họ khi sử dụng hệ thống quay số chuyên dụng dành cho cài đặt nhạy sáng và bù sáng. Bảng điều khiển này cho phép máy cài đặt và kiểm tra độ phơi sáng ngay cả khi máy ảnh đã tắt.

Hồng Ngọc

TheoDigitalcameraworld

Websosanh.vn – Web so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!