Đánh giá âm thanh Huawei FreeBuds 3
Mình sẽ vào luôn phần âm thanh. Đối với một tai nghe true wireless, FreeBuds 3 có âm thanh tương đối cân bằng . Hầu hết các mẫu tai nghe TWS hiện nay đều phấn đấu để có âm thanh dạng này và gân ấn tượng mạnh với người dùng, Huawei cũng không ngoại lệ.
Điện thoại mình test FreeBuds 3 là Huawei Mate30 Pro, sự tương thích giữa chúng có thể khiến các thao tác tùy chỉnh đơn giản và nhanh hơn. Đáng tiếc là Huawei Histen trên điện thoại không hỗ trợ âm thanh 3D cho tai nghe, nếu không sẽ ấn tượng hơn nhiều. Mặt khác, Huawei Histen và AI Life (ứng dụng mà bạn có thể dùng để kiểm soát các tính năng khác của FreeBuds 3) đều có bộ chỉnh âm tích hợp để thay đổi cấu hình âm thanh của Freebuds 3.
Mình đã thử thay đổi một số cấu hình bằng ứng dụng này và cảm thấy vô cùng ấn tượng với chất lượng âm thanh của FreeBuds 3. Driver 14mm của nó có thể xử lý mọi loại nhạc – ngay cả những thể loại nhạc cần driver kép. Âm thanh của nó thiên trầm và có sự gắn kết chặt chẽ, mạnh mẽ mà không lấn át dải khác. So với thế hệ Airpods đầu tiên thì chất lượng của nó là ngang bằng, thậm chí tốt hơn đôi chút.
Về micro, mình lại thấy khá thất vọng, nó không rõ tiếng và thỉnh thoảng tậm tịt lúc nghe gọi. Mình hy vọng ở bản vá tới Huawei sẽ cải thiện micro này với phiên bản phần mềm tốt hơn, phiên bản 1.9.0.202 hiện tại quá dở.
Tính năng của Huawei FreeBuds 3
Khả năng cách ly âm thanh là một trong những điều mình muốn nhấn mạnh ở FreeBuds 3, và điều này có liên quan đến thiết kế của nó.
Như bạn đã biết, không giống kiểu tai nghe in ear nhét sâu trong tai, kiểu earbud chỉ nằm ở ngoài ống tai nên không thể có hiệu quả cách âm tốt nhất nhưng lại có hiệu quả sử dụng lâu dài tốt hơn. Đó là trường hợp của FreeBuds 3. Huawei đã gọi nó là ‘thiết kế cá heo’, và cho dù một số người sẽ gọi nó là bản sao thiết kế của Airpods thì về mặt kỹ thuật, nó khác về nhiều mặt.
Đúng như quảng cáo, FreeBuds 3 thoải mái hơn khi đeo (so với Apple Airpods) và bám khá chắc. Mình thử lắc đầu qua lại và nó thậm chí còn không rơi ra. Còn về vấn đề tiếng ồn, Huawei đã cung cấp công nghệ ANC chủ động thay vì lựa chọn kiểu dáng. Đối với hầu hết tai nghe mà nói ANC là công nghệ tuyệt vời và nó đều rất tốt khi được kích hoạt. Mặc dù công nghệ này cũng không chắc chắn lọc 100% tiếng ồn nhưng dù chỉ 70-80% thôi ta cũng đã có cảm giác khác rồi.
Ngoài ra, Huawei cũng tích hợp cho cặp TWS này chipset mới – Kirin A1 – và nó đã chứng tỏ hiệu năng đặc biệt cao của mình theo nhiều cách. Chipset này tác động tới mọi mặt của chiếc tai nghe, giúp nó có kết nối Bluetooth mạnh hơn, xử lý âm thanh tốt hơn và quản lý năng lượng hiệu quả hơn. Nhất là với khoản tiết kiệm năng lượng, vì ANC khá là ngốn pin nên Kirin A1 chắc chắn sẽ có rất nhiều việc phải làm khi bạn kích hoạt tính năng này lên.
Cơ chế điều khiển của Huawei FreeBuds 3
Kiểm soát các tính năng của FreeBuds 3 bằng ứng dụng Android hoặc thông qua Huawei AI Life. Khi bắt đầu, chạm hai lần vào housing bên trái sẽ bật hoặc tắt chức năng khử tiếng ồn. Nhấn đúp vào housing bên phải để chuyển bài kế tiếp. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi những điều này thông qua cài đặt trên ứng dụng hoặc AI Life. Thật không may, bạn sẽ phải sử dụng điện thoại thông minh của mình để tăng hoặc giảm âm lượng vì không có tùy chọn để gán các hành động này.
Về thời lượng pin, FreeBuds 3 có thể tồn tại trong 4 giờ sử dụng liên tục khi tắt ANC. Vỏ, cũng là bộ sạc của nó, có thể sạc đầy housing thêm 4-5 lần. Điều này rất hữu ích cho những người thường xuyên sử dụng tai nghe ở ngoài đường.
Lời kết
Nếu bạn đang tìm kiếm một cặp TWS có chống ồn, âm thanh tốt và giá bán rẻ hơn Airpods Pro thì Huawei FreeBuds 3 là ứng viên sáng giá. Giá của nó trên thị trường khoảng 4,3 triệu VND, mức giá không phải là cao đối với một cặp TWS được trang bị nhiều công nghệ hiện đại như thế này.