Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo, có chức năng làm tăng cường khả năng hấp thụ canxi và phosphat ở đường ruột. Cơ thể chúng ta cũng có thể tổng hợp vitamin D ở da khi để da tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời. Sự thiếu hụt vitamin D liên quan đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ em và người lớn.
1. Đánh giá những yếu tố rủi ro
Triệu chứng của thiếu vitamin D thường không xuất hiện cho đến khi nó trở nên nghiêm trọng. Tìm hiểu các yếu tố có nguy cơ gây thiếu vitamin D có thể giúp bạn quyết định có nên đến bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán liệu mình có phải thiếu vitamin D hay không.
– Tuổi: Trẻ sơ sinh và người cao tuổi là nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất. Trẻ sơ sinh được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thấp và không ăn nhiều vitamin D từ chế độ ăn uống của bé. Người cao tuổi cần vitamin D hơn người trẻ và họ không dành đủ thời gian ngoài trời do khả năng di chuyển của họ hạn chế.
– Ánh nắng mặt trời: Cơ thể có thể tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nhiều người làm việc trong văn phòng hoặc lối sống của họ hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng nên họ không nạp đủ ánh sáng mặt trời để sản xuất đủ lượng vitamin D cần thiết.
– Màu da: Những người có da sẫm màu hơn có mức độ melanin cao hơn. Melanin có thể hạn chế sản xuất vitamin D từ da và ảnh hưởng đến nồng độ vitamin D.
– Tình trạng bệnh: Những người bị bệnh thận hoặc bệnh gan có nguy cơ cao thiếu hụt vitamin D. Những người đã trải qua các bệnh về tiêu hóa như bệnh Crohn, bệnh celiac cũng có khả năng cao do cơ thể họ không có khả năng hấp thụ vitaminh D từ thực phẩm.
– Béo phì: Những người có chỉ số khối lượng cơ thể BMI trên 30 thường xuyên có lượng vitamin D thấp.
2. Kiểm tra chế độ ăn uống
Mọi người có thể nhận được vitamin D thông qua một số loại thực phẩm. Ăn các loại cá béo như cá hồi, cá mòi hoặc cá ngừ, trứng lòng đỏ, gan bò, một số loại phomat, nấm cung cấp cho cơ thể nguồn vitamin D dồi dào. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung vitamin D từ sữa hay ngũ cốc. Nếu bạn là người ăn chay thì nên chú ý lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp để có đủ vitamin D.
3. Lưu ý khi đau xương, suy nhược hoặc cơ bắp thiếu sức mạnh – Các cơ suy yếu
Tất cả đều là triệu chứng của việc thiếu vitamin D. Nếu bạn có nguy cơ cao thiếu hụt vitamin D và có những triệu chứng kể trên bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa.
4. Nhận biết chân vòng kiềng và cánh tay ở trẻ em
Trẻ em không có đủ vitamin D có thế thấy dị tật xương và phát triển bệnh còi xương. Còi xương là thuật ngữ để chỉ loạn dưỡng xương do thiếu hụt vitamin D, canxi hoặc phosphate.
5. Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bạn nếu con bạn không phát triển với tốc độ phù hợp
Làm chậm hoặc không tăng trưởng ở trẻ em có thể được coi là biểu hiện của bệnh còi xương
6. Tìm dấu hiệu của loãng xương
Loãng xương là tình trạng xương mỏng mảnh và yếu đến mức rất dễ gãy khi bị chấn thương dù rất nhẹ, thậm chí có thể gãy tự nhiên không do chấn thương và thường xảy ra ở người lớn.
– Lưu ý nếu bạn gặp khó khăn khi đi bộ
– Đến gặp bác sĩ nếu bạn thấy xương yếu và gãy xương thường xuyên
Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ có thể biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như tận dụng ánh sáng mặt trời đúng thời điểm để có đủ lượng vitamin D cho cơ thể.
Theo wikihow.com