1. Ngủ ngáy là chứng bệnh nguy hiểm đến thế nào?
Ngủ ngáy đơn giản chỉ là tật phát ra âm thanh qua đường thở khi bạn ngủ. Mặc dù biểu hiện của nó đơn giản như thế nhưng nguyên nhân sâu xa của nó thì khá phức tạp. Nếu bạn đang mắc chứng ngáy khi ngủ tức là không khí khi được đưa đến họng, nó phải đi qua một đoạn hẹp, khiến vận tốc thở tăng lên, tạo một áp lực âm, đồng thời kéo mặt hầu và lưỡi gà mềm về phía sau. Lúc bạn hút ra, thở vào, lưỡi gà và màn hầu sẽ bị rung động, từ đó mà tạo ra âm thanh, chúng ta thường gọi âm thanh đó là tiếng ngáy.
Ngủ ngáy sẽ khiến người xung quanh khó chịu
Nguyên nhân của chứng ngáy khi ngủ thường do những bất thường về hoạt động của mũi, hoặc do sử dụng các chất kích thích như bia rượu khiến cho các cơ quan trong hòng bị lỏng lẻo. Những người ngủ ngáy thường không nhận thức được mình ngáy trong khi ngủ nhưng thức dậy họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và thiếu tỉnh táo hơn những người bình thường. Sức khỏe vì thế mà cũng bị giảm sút. Ngoài ra việc ngủ ngáy còn làm cho những người xung quanh cảm thấy khó chịu và bất an.
Một hậu quả nghiêm trọng hơn của chứng ngáy khi ngủ đó là chứng ngưng thở, nếu tình trạng ngủ ngáy xuất hiện lâu ngày, người ngáy ngủ có thể gặp nguy cơ đột tử trong khu ngủ. Vì vậy, khi mắc tật ngáy ngủ hãy đừng ngần ngại và chủ quan mà đến gặp bác sĩ ngay nhé!
2. Làm thế nào để chữa chứng ngủ ngáy?
Tập luyện là cách hay để “loại bỏ” tiếng ngáy khi ngủ
– Tập luyện điều độ để có một thân hình chắc khỏe: Đầu tiên là bạn cần phải tự lên cho mình một thời gian biểu khoa học, bao gồm thời gian làm việc, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý. Những người có một thân hình săn chắc thì sẽ có ít nguy cơ mắc chứng ngáy khi ngủ.
– Giàm cân: với những bạn có cân nặng cao hơn nhiều so với chỉ số quy định thì điều bạn cần làm ngay bây giờ là giảm cân nếu muốn chữa tật ngủ ngáy. Những người thừa cân sẽ có cần cổ to, dày, vì thế mà đường hô hấp trở nên hẹp, không khí khi truyền ra và vào sẽ khó khăn hơn, những rung đông của vòm miệng và lưỡi gà sẽ tạo ra tiếng ngáy khó chịu mà bạn không thể kiểm soát được.
Nếu bạn muốn không ngáy ngủ nữa, hãy giảm cân!
– Không uống thuốc an thần, thuốc ngủ và kháng histamin trước khi đi ngủ. Những loại thuốc an thần này có tác dụng làm cho cơ bắp thư giãn để bạn dễ ngủ hơn, đồng thời nó cũng sẽ làm cho các ống khí quan hẹp lại, vì vậy có thể sẽ xuất hiện tiếng ngày khi ngủ.
– Không uống rượu hoặc các chất kích thích khác ít nhất 4 giờ trước khi đi ngủ. Rượu và các chất kích thích tương tự khác cũng có tác dụng như một chất an thần, vì vậy mà khi uống rượu vào bạn sẽ cảm thấy mọi thứ nhẹ bẫng. Cũng như tác dụng phụ mà thuốc an thần mang lại, rượu cũng sẽ làm bạn phát ra tiếng ngáy.
– Không ăn vặt/ăn đêm 3 giờ trước khi đi ngủ vì khi ăn, không chỉ có dạ dày làm việc mà hệ nước bọt cũng làm việc. Ăn vào thời gian trước khi đi ngủ sẽ làm cho nước bọt và các chất nhớt tiết ra nhiều hơn, gây khó khăn cho việc hô hấp. Nếu bạn đang bị chứng ngủ ngáy thì hãy tránh ăn trước khi ngủ 3h nhé!
– Tập thói quen ngủ đầy giấc và đều đặn: Những người thiếu ngủ hoặc không đi ngủ đúng giờ sẽ dễ bị rối loạn giấc ngủ, vì thế mà cũng tăng nguy cơ bị ngáy. Bởi khi cơ thể mệt mỏi, các cơ quan có xu hướng thả lỏng, vì vậy cũng gây khó khăn cho việc hô hấp.
Nằm nghiêng cũng là “tuyệt chiêu” giúp đẩy lùi chứng ngáy ngủ
– Nằm nghiêng:Khi bạn ngủ ở tư thế nằm ngửa, hàm dưới có khuynh hướng trễ xuống làm bạn há miệng và dễ ngáy. Nếu nằm nghiêng, ống thở sẽ có phần “to” hơn so với khi bạn nằm ngửa, vì vậy, không khí ra vào cũng dễ dàng hơn. Nếu bạn có thói quen nằm ngửa thì có thể chèn một chiếc gối dưới lưng để có thể giữ tư thế nằm nghiêng cả đêm.
– Đầu cách giường khoảng 13cm khi ngủ: Khi bạn nằm ngủ ở tư thế gối cao thì sẽ giúp không khí lưu thông qua mũi, đường hô hấp trên và cổ họng dễ dàng hơn, hạn chế được nguy cơ ngáy khi ngủ. Thay vì gối bằng một gối hãy gối bằng 2 chiếc gối trong một thời gian để điều chỉnh lại hô hấp.
– Tăng độ ẩm cho phòng ngủ: Nếu cuống họng bị khô thì sẽ có khuynh hướng gây âm rung nhiều hơn là nếu có đủ độ ẩm. Vì vậy, hãy trang bị một chiếc máy làm tăng độ ẩm phòng ngủ hoặc để một chậu nước trong phòng khi đi ngủ nhé!
– Nếu bạn đã thử các mẹo trên mà vẫn không có tác dụng, có lẽ bạn nên đến gặp bác sĩ để chữa tận gốc chứng ngáy ngủ này.
Hương Giang
tổng hợp