Tiểu đường là nỗi ảm ảnh của không ít người hiện nay, với nhiều biến chứng nguy hiểm và việc mắc bệnh ngày càng dễ dàng do những thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Tuy khá phổ biến, nhưng những kiến thức liên quan đến tiểu đường nhiều người chưa nắm rõ, đặc biệt là các chỉ số liên quan đến bệnh tiểu đường, và làm gì để biết mình bị mắc bệnh tiểu đường. Ngay cả khi sử dụng máy đo đường huyết, nếu không nắm rõ bản chất của các chỉ số bạn cũng sẽ gặp khó khăn trong việc xác định
Đường huyết – lượng đường trong máu
Đường (Glucose) là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức bộ não. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường.
Chỉ số đường huyết an toàn là:
– Trước bữa ăn : 90 – 130 mg/dL (5 – 7.2 mmol/L)
– Sau bữa ăn 1-2 giờ : nhỏ hơn 180 mg/dL (10 mmol/L)
– Trước khi đi ngủ : 110 – 150 mg/dL (6 – 8.3 mmol/L)
– Khi mới thức giấc: Mức đường huyết dao động từ 90 – 130 mg/dL (khoảng 5 – 7 mmol/L)
Chính vì thế, tùy từng thời điểm đo đường huyết mà chúng ta có những kết luận khác nhau về lượng đường trung bình có trong máu. Để có kết quả chính xác về lượng đường huyết trong máu, bạn nên kiểm tra 3 lần trong ngày, với 3 thời điểm khác nhau: Sáng sớm khi mới thức giấc, sau bữa ăn trưa và trước khi đi ngủ.
Chỉ số GI – chỉ số đường huyết của thực phẩm
Chỉ số GI là con số đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm tới lượng đường trong máu
Thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ khiến cho đường huyết tăng nhanh, tăng nhiều và ngược lại
Các loại thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh có chỉ số GI từ 70 trở lên, còn những loại thực phẩm làm tăng đường huyết chậm có chỉ số GI dưới 55.
Một số thực phẩm có chỉ số GI thấp :
– Nhóm bột đường : đậu xanh (30), bún (35), khoai lang (45).
– Nhóm rau củ : rau cải, cà chua, cà tím (10), cà rốt tươi (35).
– Nhóm trái cây : bưởi (22), đào (36), cam trái (43), nho tươi (43), trái lê tươi (53), xoài (55).
Chỉ số HbA1c (lượng đường gắn với Hemoglobin)
Xét nghiệm HbA1c là phương pháp đi đo lượng đường trong máu gắn với Hemoglobin (Hb) của hồng cầu. Nếu lượng đường trong máu càng cao thì số lượng hồng cầu gắn đường càng nhiều. Sự hình thành HbA1c diễn ra chậm và sẽ tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu từ 90 – 120 ngày. Chính vì thế, HbA1c phản ánh nồng độ đường trong máu suốt khoảng thời gian 90 – 120 ngày. Người mắc bệnh tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm HbA1c từ 3 – 6 tháng 1 lần.
Chỉ số HbA1c còn giúp người bệnh tiên lượng về biến chứng của tiểu đường. Cụ thể:
+ HbA1c cao trên 7% chứng tỏ bệnh nhân sắp có biến chứng nặng
+ Nếu giảm chỉ số HbA1c từ dưới 6.5% xuống dưới 5.5 % : bệnh nhân đã có thể tự mình giảm 43% khả năng bị cụt chi, 37% nguy cơ suy thận, mù mắt và ngăn ngừa đáng kể các biến chứng khác
Trên đây là một số chỉ số quan trọng liên quan đến bệnh tiểu đường, bạn có thể xem xét tình hình cụ thể để điều chỉnh chế độ ăn uống, cũng như sinh hoạt tốt hơn nhằm giảm lượng đường trong máu, từ đó ngăn ngừa những nguy cơ có thể gặp phải do lượng đường huyết quá cao.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
O.N