Phân tích ưu – nhược điểm của các loại đệm phổ biến hiện nay

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Các loại đệm phổ biến hiện nay gồm: Đệm lò xo, đệm cao su, đệm bông ép, đệm mút, đệm mát và đệm đa tầng. Cùng phân tích ưu  - nhược điểm của từng loại đệm để biết đâu là sản phẩm phù hợp với sở thích, nhu cầu và tình trạng cơ thể của mình nhé!

1. Đệm lò xo

Đây là dòng đệm phổ biến nhất hiện nay với cấu tạo từ hàng trăm lò xo được bọc trong từng túi riêng biệt. Không chỉ được ưa chuộng sử dụng trong các gia đình, đệm lò xo còn được dùng nhiều ở các resort, khách sạn cao cấp…

Đệm lò xo có 2 loại chính gồm: Đệm lò xo túi độc lập (còn gọi là đệm lò xo túi) với các con lò xo được bọc ở trong từng túi riêng biệt, loại thứ 2 là lò xo liên kết với thiết kế các lò xo được liên kết với nhau thành hệ giàn theo một trật tự nhất định.

Ưu điểm của đệm lò xo gồm: Cấu trúc hỗ trợ 5 vùng cơ thể giúp nâng đỡ cột sống của người nằm; độ êm ái và đàn hồi cao; giảm thiểu tác động tới người nằm bên cạnh khi trở mình; lớp mút êm ái hạn chế lực tác động giúp tăng độ bền của sản phẩm; kích thước đệm lò xo đa dạng (lớn, trung và nhỏ); thiết kế có tính thẩm mỹ cao, sang trọng nên phù hợp với nhiều phong cách và không gian nội thất khác nhau…

Nhược điểm của đệm lò xo là hầu hết các loại đệm đều thuộc phân khúc đệm cao cấp nên giá thành khá cao.

các loại đệm
Đệm lò xo

2. Đệm bông ép

Đệm bông ép thuộc phân khúc bình dân, thành phần chính là sợi polyester được nén chặt ở nhiệt độ và áp suất cao. Đệm bông ép khá thân thiện nên phù hợp với nhiều đối tượng người dùng khác nhau.

Ưu điểm của đệm bông ép là có cấu tạo dạng phẳng nên hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu người nằm trong cả lúc ngủ; không gây tiếng động gây ảnh hưởng tới người nằm cạnh; thiết kế dạng gập 3 và dạng tấm cùng trọng lượng nhẹ tiện lợi; dễ dàng di chuyển; không bị xẹp lún; giá thành rẻ; vỏ tách rời nên thuận tiện khi cần vệ sinh…

Tuy nhiên, đệm bông ép vẫn tồn tại một số nhược điểm như: độ đàn hồi kém, độ bền không cao, không thích hợp với những người thích nằm đệm mềm; dễ bị lún nên người nằm có thể bị ảnh hưởng đến hệ xương, cột sống…

các loại đệm
Đệm bông ép

3. Đệm cao su

Thành phần chính của đệm cao su là khối cao su với hàng trăm lỗ nhỏ mang lại cảm giác thông thoáng, thoải mái và dễ chịu.

Ưu điểm của đệm cao su là sử dụng nguyên liệu tự nhiên, an toàn với sức khỏe người dùng và thân thiện với môi trường. Độ bền của đệm cao su lên tới 25 năm, khi sử dụng không bị biến dạng, xẹp lún dù sử dụng trong thời gian dài. Đặc biệt, nhờ có cấu trúc bọt hở nên đệm cao su có độ thoáng khí cao cùng với đó là độ dẻo dai và đàn hồi tốt có tác dụng hỗ trợ thư giãn và nâng đỡ cột sống…

Hạn chế của đệm cao su thiên nhiên là có giá thành cao hơn so với loại đệm cao su tổng hợp.

các loại đệm
Đệm cao su

4. Đệm mút

Đệm mút hay đệm foam được tạo ra từ phản ứng hóa học giữa 2 loại chất lỏng là Polyol và hỗn hợp Polyphenyl, Polymethylene, Isocyanate. Đặc biệt, ở bề mặt của nệm mút được trang bị hàng trăm lỗ nhỏ li ti có tác dụng hút đẩy không khí từ trong ra ngoài và ngược lại.

Đệm mút có 2 loại gồm mút nhớ và mút thường. Trong đó, mút thường được làm từ chất liệu PU Foam có độ dẻo dai, tính đàn hồi,  không mối nối nên có thể  nâng đỡ cơ thể tốt. Còn nút nhớ (memory foam) sử dụng mút hoạt tính có độ đàn hồi cao hơn so với loại mút thường. Loại đệm này không có mùi khó chịu, có khả năng kháng khuẩn rất tốt, không gây dị ứng nên an toàn tuyệt đối cho người dùng.

Ưu điểm của đệm mút gồm: độ đàn hồi tốt; thiết kế kiểu dáng nguyên tấm gập 3, gập 2 tiện lợi; trọng lượng nhẹ nên dễ dàng di chuyển tới nhiều không gian khác nhau; đa dạng kích thước độ dày; có khả năng ghi nhớ thói quen nằm của người dùng giúp giải phóng áp lực đồng đều trên bề mặt nệm… Nhược điểm của loại đệm mút là giá thành khá cao.

các loại đệm
Đệm mút

5. Đệm mát

Đệm mát mới xuất hiện trên thị trường nhưng sở hữu nhiều đặc tính ưu việt, đặc biệt là cơ chế làm mát bằng nước nên vẫn rất được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Ưu điểm của đệm mát gồm: cơ chế làm mát tối ưu nên không gây cảm giác bí bách khi nằm; thiết kế nhỏ gọn, dễ di chuyển, tháo ra gấp vào; mang lại cảm giác bồng bệnh khi nằm gần như đệm lò xo; đa dạng kích thước, dễ sử dụng, dễ vệ sinh; giá cả phải chăng…

Một số nhược điểm của đệm mát bạn cần cân nhắc khi lựa chọn đó là: dễ bị nhiễm lạnh gây các bệnh về đường hô hấp; không tốt cho xương khớp của người nằm; lớp vỏ bọc không có tính kháng khuẩn nên có thể gây hại cho da…

các loại đệm
Đệm mát

6. Đệm đa tầng

Cấu trúc của đệm đa tầng gồm 2 thành phần chính là lớp mút bề mặt và hệ lò xo. Ưu điểm nổi bật của đệm đa tầng là có khả năng nâng đỡ cơ thể tốt, độ bồng bềnh, êm ái vượt trội lại kháng khuẩn và thân thiện với sức khỏe người dùng.

Tuy nhiên, nệm đa tầng do có cấu trúc nhiều tầng nên sẽ có độ cao khá lớn. Đặc biệt, với loại đệm đa tầng chất lượng cao thì giá thành cũng không hề rẻ.

các loại đệm
Đệm đa tầng

7. Nên mua đệm loại nào? 

Có thể thấy trên thị trường đệm hiện nay có khá nhiều loại đệm đáp ứng và phù hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau. Mỗi loại đệm đều có ưu điểm và hạn chế riêng do có cấu tạo và sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau. Do đó, trước khi mua bạn cần tìm hiểu thật kỹ về từng loại đệm để có thể chọn mua được loại đệm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng, sở thích và thể trạng sức khỏe của mình.

Lưu ý: Khi có nhu cầu mua đệm, bạn nên chọn mua đệm của các thương hiệu uy tín và nổi tiếng được tin dùng như: đệm Sông Hồng, đêm Everon, đệm Dunlopillo, đệm Everhome, đệm Tuấn Anh, đệm Dreamland, đệm Canada, đệm Liên Á, đệm Kim Cương…

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Nội thất

Thương hiệu chăn ga gối đệm nào tốt nhất 2024?

Thương hiệu chăn ga gối đệm nào tốt nhất 2024?

Nếu bạn đang thắc mắc thương hiệu chăn ga gối đệm nào tốt nhất 2024 thì đừng bỏ qua những cái tên ấn tượng như: Sagatex, Sông Hồng, Amando,  Hanvico, Canada,  Everon, Dunlopillo, Everhome… Cùng khám phá chi tiết ưu điểm của từng thương hiệu chăn ga gối đệm để biết tại sao nên mua nhé!